Phóng to |
Mua đi bán lại cái văn chương
LƯU MỸ LAN (TP.HCM)
- Tất nhiên là phát biểu của ông kép độc dựa theo kịch bản sân khấu do soạn giả viết và đạo diễn dàn dựng. Tuy nhiên chính sử lại viết như sau:
- Lê Hoàn bấy giờ là người nắm toàn bộ quyền lực trong triều, tổng chỉ huy mười đạo quân và không phải là tướng ngoài biên. Tướng ngoài biên trực tiếp đánh quân Tống là Phạm Cự Lượng, do chính Lê Hoàn tiến cử!
- Lúc quân Tống chuẩn bị xâm lược thì các trung thần của nhà Đinh là Đinh Điền, Nguyễn Bặc đã bị phe Lê Hoàn - Phạm Cự Lượng giết sạch cả rồi. Trước đó ba cha con Đinh Tiên Hoàng, Đinh Liễn (con trưởng) và Hạng Lang (con út) cũng đã bị giết. Trong triều không còn đối thủ, bắt cóc Đinh Toàn (con thứ) của Dương Vân Nga thì có tác dụng gì?
Phóng to |
“Nhọc sức gieo hồng, hồng chẳng nở
Vô tình gặp liễu, liễu xanh om”.
Theo tôi, hai câu trên xuất xứ từ thơ chữ Hán
“Trước ý tài hoa, hoa bất phát
Vô tâm sáp liễu, liễu thành âm”.
Dịch thế có đúng không?
HOÀNG THU PHÙNG (Hà Nội)
- Câu thường nghe là: “Cố ý trồng hoa, hoa chẳng nở - Vô tình tiếp liễu, liễu xanh um”. Tác giả hai câu trên báo An Ninh Thế Giới chưa chắc đã dịch từ thơ chữ Hán mà chỉ là một dạng mô phỏng. Ngoài đời có dân chơi đã “xào” hai câu trên thành ra: “cố ý nài hoa, hoa chẳng chịu. Vô tình ép liễu, liễu O.K”.
Nên nhớ, trong thơ văn cổ của Trung Hoa và Việt Nam hầu như không tìm thấy câu nào nói đến hoa hồng. Có lẽ vì hoa hồng - như cái tên của nó “Rose” - mới được du nhập từ phương Tây. Muốn trồng hồng, đơn giản nhất là giâm cành, cần gì phải “gieo” cho rắc rối, có mọc được thành cây đâu mà nở?
Phóng to |
- Tuy tít ghi là “dù lượn” nhưng toàn bài lại chỉ nói về tàu lượn. Ngay ảnh tàu lượn trong bài cũng được chú thích là “Chiếc dù lượn của ông Fossett”.
Phải chăng tác giả không thể phân biệt được giữa một bên là “dù lượn” và một bên là “tàu lượn”?
Bởi vậy xin vịnh rằng:
Cùng lượn nhưng khác hẳn nhau,
Bỗng dưng sao lại đổi “tàu” thành “du”?
(Du tức là “dù” vậy).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận