
Viêm phổi do phế cầu khuẩn có thể dẫn đến suy hô hấp. Ảnh: Shutterstock
Gánh nặng bệnh tật leo thang
Mỗi năm, phế cầu khuẩn cướp đi sinh mạng của 1,6 triệu người trên thế giới, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính. Trong đó, 600.000 - 800.000 ca tử vong là người trưởng thành vì các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra như viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết (xem tài liệu tham khảo cuối bài - 2).
Đối tượng này cũng đứng trước nguy cơ nhập viện cao hơn so với người trẻ tuổi. CDC Mỹ chỉ ra, người 50-64 tuổi có nguy cơ nhập viện cao gấp 6 lần so với người trong độ tuổi 18-49 (3).
Người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính như COPD, hen suyễn, tim mạch, tiểu đường, suy thận… có nguy cơ cao mắc bệnh do phế cầu khuẩn và dễ gặp biến chứng nặng.
Gần 90% người từ 50–64 tuổi nhập viện vì viêm phổi do phế cầu khuẩn hoặc bệnh phế cầu xâm lấn (như nhiễm trùng huyết, viêm màng não…) đều có sẵn các bệnh mạn tính này (4).
Khi nhiễm phế cầu, nhóm bệnh nhân này thường có bệnh trạng diễn tiến nhanh, dễ có biến chứng nghiêm trọng và có tỷ lệ tử vong cao hơn (4).
Không chỉ người cao tuổi mà người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên có bệnh mạn tính cũng có nguy cơ bị viêm phổi cao gấp 4 đến 6 lần so với người khỏe mạnh cùng độ tuổi (5).
Đáng chú ý, phế cầu khuẩn còn là tác nhân thường được phát hiện trong tình trạng đồng nhiễm, bội nhiễm ở nhiều bệnh nhân Covid-19, COPD, cúm...(6).
Một nghiên cứu cho thấy khi một người đồng thời bị nhiễm cả vi khuẩn (ví dụ như phế cầu khuẩn) và virus (ví dụ như virus cúm) ở đường hô hấp, hai tác nhân này kết hợp với nhau sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn (7).
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh (8), đồng thời các nhóm dân số mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, suy thận thì đang ngày càng trẻ hóa (9). Điều này khiến nhóm người có nguy cơ mắc bệnh phế cầu tăng mạnh, đặt ra thách thức lớn cho hệ thống y tế trong việc kiểm soát vấn đề sức khỏe cộng đồng này.
Vẫn còn nhiều "gập ghềnh"
Viêm phổi phế cầu thường khởi phát đột ngột với triệu chứng dễ nhầm lẫn với cúm hay COVID-19 như sốt, ho, đau ngực khiến việc chẩn đoán sớm trở nên khó khăn, đặc biệt khi phần lớn bệnh nhân được điều trị ngoại trú.
Ngay cả khi đã nhập viện, việc xác định chính xác nguyên nhân gây nhiễm trùng ở người lớn vẫn gặp nhiều thách thức.
Ngay cả khi được chẩn đoán chính xác, việc điều trị ngày càng khó khăn do những chủng phế cầu đề kháng kháng sinh, dẫn đến sự tăng chi phí và thời gian điều trị cũng như tỷ lệ tử vong do phế cầu khuẩn xâm lấn, đặc biệt ở người cao tuổi, có thể lên đến con số đáng báo động 40% (11 và 12).
Điều này cho thấy, phòng ngừa chủ động là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe trước "sát thủ" thầm lặng này (13).
CDC hạ độ tuổi tiêm chủng xuống 50 tuổi
Trước gánh nặng bệnh tật ngày càng tăng ở nhóm trung niên, CDC Mỹ đã hạ độ tuổi khuyến cáo tiêm vắc-xin phế cầu khuẩn cho người khỏe mạnh xuống 50 tuổi (trước đây là 65 tuổi) (4).
Điều này khẳng định gánh nặng của bệnh phế cầu và tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe sớm hơn.
Các nghiên cứu toàn cầu đã chứng minh, vắc-xin phế cầu có khả năng ngăn ngừa hàng chục triệu ca bệnh và tiết kiệm hàng tỷ đô la chi phí y tế mỗi năm (15).
Với mỗi cá nhân, đặc biệt là người trên 50 tuổi, đây là thời điểm thích hợp để chủ động tìm hiểu thông tin và đến gặp bác sĩ để được tư vấn về các biện pháp phòng ngừa.
Với cán bộ y tế, việc cập nhật các khuyến cáo về phòng ngừa và công nghệ vắc-xin tiên tiến là cần thiết để vững bước trên hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng lâu dài, đồng thời cũng là một cách góp phần giảm tải gánh nặng y tế.
Lưu ý: Thông tin về sức khỏe trong tài liệu này chỉ được cung cấp cho mục đích giáo dục và không nhằm mục đích thay thế việc tham khảo ý kiến với chuyên gia tại các cơ sở y tế. Tất cả các quyết định liên quan đến việc chăm sóc bệnh nhân phải được thực hiện bởi chuyên gia tại các cơ sở y tế dựa trên việc xem xét các đặc điểm riêng biệt của từng bệnh nhân và dựa trên đánh giá và chỉ định điều trị của nhân viên y tế. Vui lòng đến gặp bác sĩ của bạn.
Nội dung này do Pfizer Việt Nam cung cấp.
PP-PRV-VNM-1403
Nguồn tài liệu tham khảo:
1. Centers for Disease Control and Prevention (CDC), n.d. Pneumococcal Disease. Available at: https://www.cdc.gov/pneumococcal/about/index.html [Accessed Apr. 2025].
2. Maimaiti, N., Ahmed, Z., Md Isa, Z., et al., 2013. Clinical burden of invasive pneumococcal disease in selected developing countries. Value in Health Regional Issues, 2(2), pp.259–263. Available at: https://www.valuehealthregionalissues.com/article/S2212-1099(13)00082-4/fulltext [Accessed Apr. 2025].
3. Pfizer, n.d. Age & Risk 50+ | PREVNAR 20® (Pneumococcal 20-valent Conjugate Vaccine). Available at: https://adult.prevnar20.com/ageandrisk [Accessed Apr. 2025].
4. Centers for Disease Control and Prevention (CDC), 2024. Expanded Recommendations for Use of Pneumococcal Conjugate Vaccines Among Adults Aged ≥50 Years. Available at: https://www.cdc.gov/media/releases/2024/s1023-pneumococcal-vaccination.html [Accessed Apr. 2025].
5. Shea, K. M., Edelsberg, J., Weycker, D., Farkouh, R. A., Strutton, D. R., & Pelton, S. I. (2014, March). Rates of pneumococcal disease in adults with chronic medical conditions. In Open forum infectious diseases (Vol. 1, No. 1, p. ofu024). Oxford University Press.
6. Feldman, C., & Anderson, R. (2021). The role of co-infections and secondary infections in patients with COVID-19. Pneumonia, 13(1), 5. https://doi.org/10.1186/s41479-021-00083-w [Accessed Apr. 2025].
7. Manna, S., McAuley, J., Jacobson, J., Nguyen, C. D., Ullah, M. A., Sebina, I., ... & Satzke, C. (2022). Synergism and antagonism of bacterial-viral coinfection in the upper respiratory tract. Msphere, 7(1), e00984-21. [Accessed Apr. 2025].
8. World Health Organization (2020) How will population ageing affect health expenditure trends in Viet Nam and what are the implications if people age in good health? Kobe: WHO Centre for Health Development. Available at: https://wkc.who.int/docs/librariesprovider24/publications-documents/who-euro-2020-1714-41465-56531-viet-nam.pdf [Accessed Apr. 2025].
9. Vu, L. T. H., Bui, Q. T. T., Khuong, L. Q., Tran, B. Q., Lai, T. D., & Hoang, M. V. (2022). Trend of metabolic risk factors among the population aged 25–64 years for non-communicable Diseases over time in Vietnam: a time series analysis using national STEPs survey data. Frontiers in Public Health, 10, 1045202. [Accessed Apr. 2025].
10. Vo TQ, Bui HT, Tran TPC, Nguyen TTH, Ha TV, Nguyen HTS. (2018). Medical Expenditures of Community-Acquired Pneumonia Hospitalization: A Two-Year Retrospective Study from a Hospital Electronic Database in Vietnam. Journal of Clinical and Diagnostic Research, 12(6): LC38–LC43. doi: 10.7860/JCDR/2018/35731.11704
11. Chen H, Matsumoto H, Horita N, Hara Y, Kobayashi N, Kaneko T. Prognostic factors for mortality in invasive pneumococcal disease in adult: a system review and meta-analysis. Sci Rep. 2021 Jun 4;11(1):11865. doi: 10.1038/s41598-021-91234-y. PMID: 34088948; PMCID: PMC8178309.
12. Winkelstein, J.A., 2013. Drug-resistant Streptococcus pneumoniae: clinical relevance and management. Expert Review of Anti-infective Therapy, 11(9), pp.995–1002. Available at: https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1586/17476348.2013.816572 [Accessed Apr. 2025].
13. Lee, C. R., Cho, I. H., Jeong, B. C., & Lee, S. H. (2013). Strategies to minimize antibiotic resistance. International journal of environmental research and public health, 10(9), 4274-4305.
14. Tantawichien, T., Hsu, L. Y., Zaidi, O., Bernauer, M., Du, F., Yamada, E., ... & Sukarom, I. (2022). Systematic literature review of the disease burden and vaccination of pneumococcal disease among adults in select Asia-Pacific areas. Expert Review of Vaccines, 21(2), 215-226.
15. Chen, C., Cervero Liceras, F., Flasche, S., Sidharta, S., Yoong, J., Sundaram, N., et al., 2019. Effect and cost-effectiveness of pneumococcal conjugate vaccination: a global modelling analysis. The Lancet Global Health, 7(1), pp.e58–e67. Available at:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận