16/11/2020 19:32 GMT+7

Cây cao su được tính vào tỉ lệ che phủ rừng không?

CHÍ TUỆ
CHÍ TUỆ

TTO - Tổng cục Lâm Nghiệp - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khẳng định cây hạt tiêu, cây cà phê không được tính tỉ lệ che phủ rừng. Còn cao su là cây đa mục tiêu, nếu trồng trên đất quy hoạch lâm nghiệp mới được tính vào tỉ lệ che phủ rừng.

Cây cao su được tính vào tỉ lệ che phủ rừng không? - Ảnh 1.

Cao su là cây đa mục tiêu, nếu trồng trên đất quy hoạch lâm nghiệp mới được tính vào tỉ lệ che phủ rừng - Ảnh: QUANG PHƯƠNG

Đây là một trong những nội dung về độ che phủ rừng giai đoạn 2011 - 2019 vừa được tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị báo cáo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT).

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, Luật lâm nghiệp năm 2017 quy định rừng là một hệ sinh thái, thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa... và diện tích liền vùng từ 0,3ha trở lên, độ tàn che từ 0,1 trở lên.

Về tiêu chí xác định rừng, Tổng cục Lâm nghiệp khẳng định cây hạt tiêu, cây cà phê không được tính tỉ lệ che phủ rừng. Còn cây cao su là cây đa mục tiêu, nếu trồng trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp mới được tính vào tỷ lệ che phủ rừng.

Đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, từ năm 2017 đến nay các bộ, ngành trung ương và địa phương rà soát chặt chẽ với 3.630 dự án đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng với tổng diện tích đề nghị là 183.740ha, trong đó rừng tự nhiên 39.ha, rừng trồng 74.242ha, còn lại là đất chưa có rừng và diện tích ngoài quy hoạch 3 loại rừng.

Đến nay, Thủ tướng Chính phủ mới chỉ xem xét chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đối với dự án theo đúng quy định pháp luật, thực sự cấp thiết đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường và dự án quốc phòng, an ninh đối với dự án với diện tích 3.325ha. Trong các dự án này, không có dự án mở mới xây dựng công trình thủy điện.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, công tác bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian qua đã đạt được kết quả quan trọng như tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 39,7% năm 2011 lên 41,89% năm 2019, rừng tự nhiên được quản lý chặt chẽ và tập trung khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, phục hồi. 

Tuy vậy, chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên còn suy giảm ở nhiều nơi, công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng gặp nhiều khó khăn.

Để phát triển bền vững, hiệu quả trong thời gian tới, Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng Nhà nước cần tăng cường xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, nhất là để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, thủy điện, không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế trước mắt thiếu bền vững.

Giữ được rừng, trồng thêm cây xanh mới có ý nghĩa Giữ được rừng, trồng thêm cây xanh mới có ý nghĩa

TTO - Đã có thời toàn dân trồng rừng phục hồi sinh thái, và chúng ta đã thành công sau 5-6 năm. Đó là chuyện Việt Nam đã làm được gần 30 năm trước. Nay trồng thêm 1 tỉ cây xanh: sẽ trồng ở đâu, trồng cây gì?

CHÍ TUỆ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên