Hình ảnh cầu Ghềnh sập bên cạnh chiếc xà lan húc vào đang bị lật úp - Ảnh: Xuân An |
Theo ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ tại hiện trường, nhịp cầu giữa đã rơi xuống sông. Rất nhiều người đã rớt xuống sông, sà lan đang lật ngửa.
16g24: Cơ quan Công an đã xác định được danh tính hai tài công là Trần Văn Giang và Nguyễn Văn Lẹ điều khiển sà lan số hiệu SG 3745.
Cảng vụ đường thủy nội địa tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan chức năng thông báo tàu thuyền tạm ngưng qua lại ở khu vực này cho đến khi khắc phục xong sự cố.
Ông Đặng Mạnh Trung cho biết đúng 16g30 tỉnh Đồng Nai sẽ họp báo thông báo về sự việc. Tuổi Trẻ sẽ thông tin nhanh đến bạn đọc buổi họp báo này.
15g40: Lực lượng cứu hộ thuộc Sở PCCC TP.HCM được chi viện đã đến hiện trường để hỗ trợ tìm kiếm các nạn nhân.
Lực lượng cứu hộ thuộc Sở PCCC TP.HCM được chi viện đã đến hiện trường để hỗ trợ tìm kiếm các nạn nhân - Ảnh: Sơn Định |
Đại diện Viện khoa học hình sự - Bộ Công an cũng đến hỗ trợ điều tra hiện trường vụ sập cầu Ghềnh - Ảnh: Xuân An |
15g30: một đoàn công tác từ Cục Cảnh sát giao thông đường thủy Bộ Công an đã đến hiện trường, hỗ trợ tỉnh Đồng Nai. Song song đó, lãnh đạo Sở Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn Đồng Nai cũng nhờ TP.HCM điều một đội thợ lặn chuyên nghiệp đến hiện trường.
Theo nguồn tin của báo Tuổi Trẻ, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai yêu cầu trong chiều nay, phải di dời được sà lan để tàu thuyền có thể lưu thông bình thường.
14g42: lực lượng cứu hộ đã trục vớt được 3 xe máy: honda cup 50, một honda wave và một chiếc honda hiệu Vision
Song song đó, lực lượng điện lực đang tìm cách cắt điện ở trụ điện bị cong sau sự cố. Còn lực lượng cấp nước đang sửa chữa đường ống nước bắt ngang sông - đã bị hư hỏng khá nặng sau vụ va chạm giữa sà lan với cầu Ghềnh.
Những chiếc xe máy của các nạn nhân được lực lượng cứu hộ đưa lên bờ - Ảnh: Sơn Định |
Lực lượng cảnh sát tìm kiếm xem có nạn nhân bị rơi xuống sông hay không - Ảnh: Sơn Định |
14g07: Theo xác định của các cơ quan chức năng, tài công điều khiển đầu kéo sà lan gây tai nạn hiện đã bỏ trốn.
Trong một diễn biến khác, báo cáo với Phó bí thư tỉnh ủy Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh, lãnh đạo Sở Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn tỉnh Đồng Nai cho biết đang huy động thợ lặn để tiếp tục khoanh vùng, tìm kiếm và xác định xem có người còn mắc kẹt trong sà lan; đồng thời tính đến phương án phòng ngừa nguy cơ tràn dầu ra sông Đồng Nai.
Một phần cầu Ghềnh nổi trên mặt nước sau khi sập cùng nhiều xe máy của người đi đường - Ảnh: Sơn Định |
Nhịp cầu Ghềnh bị sập xuống sông - Ảnh: Sơn Định |
13g30: Phó chủ tịch tỉnh Đồng Nai, Nguyễn Quốc Hùng đã có mặt tại hiện trường, nghe báo cáo về vụ việc. Vào thời điểm này, ngoài một nhịp cầu rớt xuống sông, còn xác định một mố cầu bị gãy.
Lực lượng cứu hộ cho hay sà lan vẫn đang lật úp và do nước đang lớn nên chưa thể xác định có người mắc kẹt trong sà lan hay không. Theo thông tin ban đầu, sà lan này chạy ngược sông Đồng Nai, hướng từ TP.HCM về Vĩnh Cửu để lấy vật liệu.
Cho tới thời điểm này, đã khẳng định có 3 người thoát chết. Hiện công an đã mời nhiều người lên làm việc để khoanh vùng những người có khả năng mất tích.
Công tác cứu hộ, tìm kiếm vẫn đang được thực hiện với nhiều phương án được đưa ra và lực lượng được tăng cường.
13g05: ca nô của lực lượng thanh tra giao thông đường thủy, Cảng vụ đường thủy tỉnh Đồng Nai đã được tăng cường để tìm kiếm nạn nhân.
Bác sĩ Phan Huy Anh Vũ, giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai cho biết cho tới thời điểm này, chưa có trường hợp nào nhập viện, cấp cứu từ vụ sập cầu.
Trong khi đó, ở hai đầu cầu, lực lượng dân phòng và cảnh sát khu vực đã dựng thanh chắn, phong tỏa khu vực. Ở đầu cầu Ghềnh phía thành phố Biên Hòa, hàng trăm người dân tụ tập theo dõi công tác cứu hộ.
Các nhân chứng cho biết vụ sập cầu diễn ra rất nhanh. Những người này khi đi đến chân cầu, thì bất ngờ nghe một tiếng ầm ở sau lưng và khi đó, nhịp giữa của cầu bị sập.
Một nạn nhân bò lên bờ
12g: lực lượng cứu hộ đã điều động 4 ca nô đến hiện trường, khoanh vùng và tìm kiếm những người nghi còn đang mất tích khi bị rớt khỏi cầu.
Cho tới thời điểm này, các nhân chứng cho biết có 3 người rớt xuống sông nhưng thoát nạn. Trong số này, có 2 người sau bị rớt xuống, do biết bơi nên không bị chìm và được ghe đánh cá vớt. Còn một phụ nữ rơi ở chỗ cạn nên bò lên được.
11g58: tại khu vực cầu bị gãy, phần cầu thuộc xã Hiệp Hòa, một thanh sắt dài 8m cắm xuống sông, trên phần cầu còn lại vẫn còn "lủng lẳng" vài chiếc xe máy của các nạn nhân.
Ở phần cầu thuộc phường Bửu Hòa, nhiều thanh tà ray dài 15m đã cắm xuống sông.
Công an hiện đang phong tỏa ở hai đầu cầu.
Cầu Ghềnh xây dựng xong từ năm 1903 Năm 1901 quốc lộ 1 và đường sắt Sài Gòn - Nha Trang chạy qua tỉnh Biên Hòa được khởi công. Cùng trong năm này, công trình cầu Gành (Ghềnh) cũng được Pháp cho triển khai đào móng thi công bắc qua mỏm tây của cù lao Phố (nay là xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa). Đầu thế kỷ 20, quốc lộ đi qua Biên Hòa có mặt đường hẹp, rộng chừng 5m, được rải đá và cấp phối sơ sơ, trong đó cầu được xây dựng bằng bêtông và sắt thép nên rất vững chắc. Sở Trường Tiền được lập ra với nhiệm vụ làm đường, bắc cầu nhỏ và sửa chữa, bảo trì đường bộ. Năm 1903, cầu Rạch Cát và cầu Ghềnh do Hãng Eiffel (Pháp) thiết kế, chế tạo bắc ngang qua sông Đồng Nai làm xong. Ngày 14-1-1904, với việc khánh thành cầu Ghềnh đã giúp đoạn đường xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa bắt đầu thông xe, ít lâu sau tàu chợ chạy hằng ngày. Theo Địa chí Đồng Nai (NXB Tổng Hợp Đồng Nai 2001), từ khi cầu Ghềnh đi vào hoạt động, tuyến đường sắt đã được thông tuyến với các tuyến Sài Gòn - Biên Hòa (1904, dài 71km), Sài Gòn - Xuân Lộc (1904, dài 81km), Xuân Lộc - Gia Ray (1905, dài 18km), Gia Ray - Mường Mán (1910, dài 77km) và Sài Gòn - Nha Trang (1913, dài 408km). Tài liệu của Bảo tàng tỉnh Đồng Nai cũng ghi nhận: Cầu dài 223,30m, có kiểu kiến trúc Gothic trang nhã bằng thép rất kiên cố. Trên cây cầu ngoài tuyến đường bộ, đường dành cho xe cơ giới còn có tuyến đường sắt Bắc - Nam. |
Đến 13h40 hiện trường cầu Ghềnh sập vẫn được giữ nguyên. Các lực lượng chức năng tiếp tục quần đảo ca nô tìm kiếm người bị nạn Ảnh: Duyên Phan |
Lực lượng chức năng dùng ca nô và thuyền máy quanh khu vực cầu bị sập để tìm kiếm nạn nhân - Ảnh: Xuân An |
Nhịp giữa cầu Ghềnh đã rớt xuống sông sau tai nạn - Ảnh: Sơn Định |
Ảnh: Bạn đọc Khang Nguyen |
Ảnh: Bạn đọc Tấn Huy |
Ảnh: Bạn đọc Le Duy Trung |
Ảnh: Bạn đọc Le Duy Trung |
Ảnh: Bạn đọc Le Duy Trung |
Cảnh sát giao thông phong tỏa hai đầu cầu Ghềnh - Ảnh: Xuân An |
Hiện trường vụ sập cầu Ghềnh - Ảnh: Bạn đọc Lê Duy Trung |
Lực lượng chức năng đang tiếp cận hiện trường - Ảnh: Xuân An |
Do ảnh hưởng của vụ sập cầu, hệ thống ống nước hai bên sông bị ảnh hưởng. Các công nhân đang khắc phục sự cố dưới khu vực cầu Ghềnh - Ảnh: Xuân An |
Các công nhân điện lực đang khắc phục sự cố điện ngay tại nhịp cầu bị sập - Ảnh: Xuân An |
Ngày 6-2-2011, đoàn tàu SE2 chạy TP.HCM - Hà Nội tông vào 6 ôtô trên cầu Ghềnh, làm 2 người chết tại chỗ, 22 người khác bị thương. Các tin bài liên quan: - Giảm án cho các bị cáo trong vụ tai nạn tại cầu Ghềnh - Nhân viên gác chắn cầu Ghềnh ngất xỉu khi nghe tuyên án - Hoãn xử vụ tai nạn đường sắt trên cầu Ghềnh - Tai nạn cầu Ghềnh: mâu thuẫn lời khai, tòa không xử được - Vụ tai nạn tại cầu Ghềnh: Khởi tố, bắt tạm giam 7 bị can |
* F5 tiếp tục cập nhật
Bạn đọc có thể cung cấp hình ảnh, clip vụ tai nạn cho TTO theo mail [email protected]. Xin cám ơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận