![Cần tư duy mới, cách làm mới - Ảnh 1. Cần tư duy mới, cách làm mới - Ảnh 1.](https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/730/471584752817336320/2025/2/11/do-hoa-2-17392385763271505205610.jpg)
Tổng hợp: THÀNH CHUNG - Đồ họa: TẤN ĐẠT
Theo ông Dũng, với mục tiêu như trên góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài (bắt đầu từ năm 2026).
Tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh.
Theo ông Dũng, điều kiện để thực hiện kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên trong năm nay là cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế giải pháp và phân cấp phân quyền triệt để. Hoàn thành công tác sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, không để ảnh hưởng đến người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn.
Cùng với đó, phát huy vai trò dẫn dắt tăng trưởng của các vùng động lực, hành lang kinh tế và cực tăng trưởng. Trong đó, tăng trưởng GRDP của các địa phương năm 2025 tối thiểu ở mức 8 - 10%, nhất là Hà Nội, TP.HCM, các địa phương tiềm năng, thành phố lớn là đầu tàu, cực tăng trưởng cần phấn đấu mức tăng trưởng cao hơn bình quân chung cả nước.
Có cơ chế khuyến khích phù hợp đối với các địa phương tăng trưởng cao, có điều tiết về trung ương. Đẩy mạnh và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nhân lực chất lượng cao để trở thành động lực và nhân tố ngày càng quan trọng thúc đẩy tăng trưởng.
Trường hợp cần thiết cho phép điều chỉnh bội chi ngân sách nhà nước lên mức khoảng 4 - 4,5% GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cảnh báo khoảng 5% GDP.
Kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy giải ngân đầu tư công
![Cần tư duy mới, cách làm mới - Ảnh 2. Cần tư duy mới, cách làm mới - Ảnh 1.](https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/730/471584752817336320/2025/2/11/hq-truc-song-hong-17392384281891608460987.jpg)
Đầu tư hạ tầng và phát triển đô thị góp phần vào tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - Ảnh: HỒNG QUANG
Ông Nguyễn Bích Lâm (nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê) cho rằng tăng trưởng GDP của nền kinh tế trong năm nay vẫn dựa vào 4 động lực truyền thống. Nhận định về các động lực này thế nào để có giải pháp thích ứng sẽ tạo ra tăng trưởng, cụ thể:
- Tiêu dùng cuối cùng của dân cư và tiêu dùng của Nhà nước: Đây vẫn là động lực đóng góp trên 60% tăng trưởng GDP hằng năm nên vẫn cần những giải pháp để tạo thu nhập, kích cầu tiêu dùng dân cư. Đồng thời cần có các giải pháp hỗ trợ tín dụng tiêu dùng, đẩy mạnh các chính sách về an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ bảo hiểm xã hội để người dân an tâm đi làm.
- Đầu tư bao gồm đầu tư công, đầu tư ngoài nhà nước (đầu tư vốn tư nhân, đầu tư vốn FDI): Giải ngân đầu tư công tốt sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa tới đầu tư khu vực ngoài nhà nước. Vốn đầu tư ngoài nhà nước năm 2024 tăng hơn 7% là tín hiệu tốt.
Sau buổi gặp này, Chính phủ đưa ra các giải pháp thực tế, xử lý các điểm nghẽn, khó khăn của doanh nghiệp thì đầu tư ngoài nhà nước vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh năm nay sẽ rất tốt. Đồng thời cần thu hút và giải ngân hiệu quả vốn đầu tư FDI để đóng góp thêm cho tăng trưởng.
- Xuất nhập khẩu: Hiện nay căng thẳng thương mại giữa Mỹ với các đối tác thương mại lớn của Việt Nam diễn biến khó lường. Vì thế, chúng ta cần nắm bắt để có điều chỉnh chính sách hỗ trợ xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, bảo đảm tiêu chuẩn để tránh bị đánh thuế, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tối đa. Song song với đó cần giảm nhập siêu dịch vụ, năm 2024 nhập siêu dịch vụ lên tới 24 tỉ USD - một con số không nhỏ.
Năm nay xuất nhập khẩu có nhiều rủi ro nên doanh nghiệp và cả Chính phủ cần có phản ứng nhanh nhạy để đưa ra giải pháp kịp thời.
- Đẩy mạnh cải cách thể chế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi: Đây là nút thắt cuối cùng, cần thúc đẩy cải cách thủ tục đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi nhằm tăng niềm tin của doanh nghiệp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận