23/05/2025 18:30 GMT+7

Cần Thơ còn 500 nhà ở xã hội, sẵn sàng bố trí cho cán bộ Hậu Giang, Sóc Trăng

Lãnh đạo Cần Thơ khảo sát nhiều nơi dự kiến sẽ là nơi làm việc, ăn nghỉ của cán bộ, công chức Sóc Trăng, Hậu Giang sau sáp nhập. Ngoài ra, TP còn 500 căn nhà ở xã hội đã sẵn sàng.

Cần Thơ còn 500 nhà ở xã hội, sẵn sàng bố trí cho cán bộ Hậu Giang, Sóc Trăng - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trương Cảnh Tuyên (bìa trái) cùng đoàn công tác khảo sát nhà khách Tây Nam Bộ ở quận Cái Răng, nơi dự kiến bố trí nhà ở công vụ của cán bộ công chức sau sáp nhập - Ảnh: CHÍ QUỐC

Chiều 23-5, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trương Cảnh Tuyên dẫn đầu đoàn công tác của thành phố khảo sát cơ sở vật chất phục vụ cán bộ công chức Hậu Giang, Sóc Trăng sau sáp nhập.

Sau buổi khảo sát, lãnh đạo thành phố thống nhất danh mục 5 công trình sẽ cải tạo, sửa chữa gồm: nhà khách Tây Nam Bộ (của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ trước đây), nhà khách 41 của UBND thành phố Cần Thơ, nhà khách số 2 của Thành ủy Cần Thơ, nhà nghỉ Công đoàn và khu nhà ở 20 căn phía sau Hội trường Thành ủy Cần Thơ.

Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố Cần Thơ Dương Tấn Hiển cho biết 50 điểm này sẽ giao Sở Xây dựng tiếp tục tổ chức khảo sát, khái toán và làm thủ tục xin chủ trương đầu tư.

Theo ông Hiển, qua thống nhất với tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng, giai đoạn đầu sáp nhập sẽ không bố trí xe đưa đón cán bộ công chức vì giờ nghỉ, giờ làm việc sẽ lệch nhau, khó gom đủ để bố trí xe đưa đón. Thay vào đó sẽ tính ra thành tiền để chi cho cán bộ, công chức về Cần Thơ công tác.

Về nhà ở, ông Hiển cho biết thành phố sẽ bố trí nhưng khả năng trong năm nay hoặc năm sau mới đáp ứng được, vì vậy trong giai đoạn đầu sau sáp nhập cũng thực hiện chính sách bằng tiền.

"Rồi cũng xét luôn nhà ở xã hội, nếu cán bộ công chức đủ điều kiện, hiện còn khoảng 500 căn ở khu dân cư Nam Long và khu dân cư Hồng Loan (quận Cái Răng). Nếu cán bộ công chức ở Sóc Trăng, Hậu Giang lên đủ điều kiện thì giải quyết cho mua nhà ở xã hội ở đây", ông Hiển nói.

Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trương Cảnh Tuyên cho biết những ngày qua thành phố đã cật lực rà soát cơ sở vật chất phục vụ nơi làm việc, ăn nghỉ của cán bộ công chức tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang khi sáp nhập.

Ông Tuyên khẳng định trách nhiệm của thành phố là phải lo việc này, nhưng đáp ứng ra sao thì phải rà soát. Ông lưu ý quá trình thực hiện cải tạo, sửa chữa cần phải có thủ tục giao nhận tài sản đúng quy định.

Cần Thơ còn 500 nhà ở xã hội, sẵn sàng bố trí cho cán bộ Hậu Giang, Sóc Trăng - Ảnh 3.Bố trí nơi làm việc, nhà ở, phương tiện cho cán bộ như thế nào khi sáp nhập Khánh Hòa - Ninh Thuận?

Sở Tài chính Khánh Hòa đã có phương án bố trí trụ sở làm việc, nhà ở công vụ, phương tiện đi lại cho cán bộ sau khi sáp nhập hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên