
Sở Nông nghiệp và Môi trường thành phố Cần Thơ có số công chức và trụ sở làm việc nhiều nhất sau sáp nhập - Ảnh: LÊ DÂN
Theo báo cáo đề xuất phương án sắp xếp trụ sở làm việc cho các sở, ngành thành phố Cần Thơ sau sáp nhập của Tổ giúp việc số 5, Sở Nông nghiệp và Môi trường là “siêu sở” tính về số lượng công chức và trụ sở làm việc.
Sau sáp nhập, thành phố Cần Thơ (mới) có 17 sở, ngành với 5.330 công chức. Trong đó Sở Nông nghiệp và Môi trường thành phố có 1.760 công chức (chiếm 33%) và được bố trí nhiều trụ sở nhất để đáp ứng yêu cầu làm việc.
Theo tổ giúp việc số 5, phương án sắp xếp trụ sở làm việc cơ bản đáp ứng điều kiện làm việc, đảm bảo công tác quản lý điều hành thông suốt, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đến liên hệ làm việc.
Riêng trụ sở làm việc Ban Quản lý cảng cá Trần Đề và Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển vẫn đặt tại tỉnh Sóc Trăng hiện nay sau khi sáp nhập tỉnh.
Dự kiến sau khi sáp nhập với tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng, thành phố Cần Thơ có diện tích 6.400,83km² (đạt 426,72% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số hơn 4 triệu người, với 103 đơn vị hành chính cấp xã (31 phường và 72 xã), giảm 160 đơn vị hành chính cấp xã so với trước khi sắp xếp (đạt tỉ lệ 62,74%).
Về sắp xếp tổ chức bộ máy, thành phố Cần Thơ sẽ tiếp nhận nguyên trạng 63.540 cán bộ, công chức, viên chức hiện có của 3 tỉnh, thành phố để sắp xếp, bố trí tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau sáp nhập.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận