24/04/2025 16:29 GMT+7

Bình Phước sáp nhập với Đồng Nai: Cán bộ chủ chốt, công chức dôi dư giải quyết sao?

HÀ MI
và 1 tác giả khác

Tỉnh ủy Đồng Nai vừa gửi Thường trực Tỉnh ủy Bình Phước dự thảo đề án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính hai tỉnh.

sáp nhập - Ảnh 1.

Viên chức Trung tâm hành chính công tỉnh Đồng Nai tiếp nhận hồ sơ của người dân - Ảnh: A LỘC

Dự thảo đề án sáp nhập hai tỉnh vừa gửi lấy ý kiến nhân dân ở hai tỉnh Bình Phước và Đồng Nai. Nội dung này cũng được gửi đến Hội đồng nhân dân các cấp xem xét, biểu quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Khi đề án được góp ý hoàn chỉnh, Đồng Nai sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo dự thảo đề án, số lượng lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, tổ chức ở tỉnh Đồng Nai mới tối đa không vượt quá tổng số lãnh đạo, quản lý có mặt của các cơ quan, tổ chức ở đơn vị hành chính tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Phước trước sắp xếp và thực hiện bố trí theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Đề án nêu trường hợp đang giữ chức danh người đứng đầu cơ quan chuyên môn, căn cứ điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ, công chức, Ban Thường vụ, UBND tỉnh Đồng Nai xem xét, quyết định lựa chọn người đứng đầu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị mới sau sắp xếp.

Trường hợp người đứng đầu cơ quan chuyên môn không bố trí tiếp tục làm người đứng đầu sau sắp xếp thì được bố trí ở vị trí cấp dưới liền kề hoặc giữ chức danh tương đương ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc tăng cường làm lãnh đạo cấp xã theo yêu cầu nhiệm vụ, năng lực của cán bộ, công chức và được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định.

Đối với trường hợp đang giữ chức danh cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn, Ban Thường vụ, UBND tỉnh Đồng Nai xem xét, quyết định bố trí làm cấp phó của người đứng đầu đơn vị sau sắp xếp hoặc bố trí giữ chức danh tương đương ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc tăng cường làm lãnh đạo cấp xã…

Theo dự thảo đề án, Đồng Nai cũng đề xuất phương án giải quyết việc làm cho cán bộ, công chức, viên chức dôi dư ở hai tỉnh sau sáp nhập.

Tỉnh sẽ hỗ trợ kết nối, tư vấn, giới thiệu việc làm hoặc chỉ đạo các tổng công ty, công ty nhà nước xem xét ưu tiên tuyển dụng (nếu có nhu cầu) đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư có đủ trình độ, năng lực… 

Đồng thời kết nối các doanh nghiệp tư nhân để cán bộ, công chức, viên chức không làm trong hệ thống chính trị tìm kiếm việc làm…

Đề xuất giải quyết chế độ chính sách sau sáp nhập

Theo dự thảo đề án sau sắp xếp, riêng khối chính quyền dự kiến sau sắp xếp có 9 cán bộ thuộc diện biên chế, công chức là 2. người và viên chức là 12.290 người...

Ở khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể, sau sắp xếp số lượng biên chế công chức dự kiến là 251 người, viên chức là 111 người, và hợp đồng lao động là 52 người.

Các ban và cơ quan giúp việc Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai, số lượng biên chế cán bộ dự kiến là 18 người, công chức là 55 người.

Dự thảo đề án cũng đề xuất trung ương xem xét, chấp thuận chi giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách bổ sung thêm nguồn sau khi thực hiện nghị định số 178 của Chính phủ. Áp dụng quy định này để động viên, tạo điều kiện cho các tỉnh trong thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính và tinh giản tổ chức bộ máy.

Bình Phước sáp nhập với Đồng Nai: cán bộ chủ chốt, cán bộ dôi dư giải quyết ra sao? - Ảnh 3.Đồng Nai sắp xếp còn 55 xã phường, sẽ có các phường Biên Hòa, Trấn Biên, Long Khánh...

Chiều 22-4, tỉnh Đồng Nai đã họp Ban Chấp hành Đảng bộ để lấy ý kiến về việc sắp xếp các đơn vị hành chính và đề xuất giảm còn 55 phường, xã.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên