09/05/2024 09:33 GMT+7

Bị khủng bố đòi nợ dù không ký vay, tôi phải làm sao?

Có nhóm người kéo tới nhà tôi đòi nợ. Họ nói người nhà tôi mượn không có khả năng trả, giờ tôi phải trả thay. Trên giấy vay nợ không có chữ ký của tôi.

Bị khủng bố đòi nợ dù không ký vay, tôi phải làm sao? - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH

Bị khủng bố đòi nợ dù không ký vay, tôi phải làm sao? - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH

Nhóm này liên tục khủng bố bằng cách tạt sơn, chửi bới gia đình tôi. Xin hỏi khoản nợ này tôi có phải trả không?

Bạn đọc H.T.B.T. (Quận Tân Phú, TP.HCM) hỏi.

- Luật sư Tào Văn Dũng (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn:

Luật sư Tào Văn Dũng

Luật sư Tào Văn Dũng

Giao dịch vay tài sản:

Trường hợp chị nêu trên đây là giao dịch vay tài sản.

Theo quy định tại điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Nghĩa vụ trả nợ của bên vay tài sản cũng được thể hiện rất rõ tại điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn. Nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo thông tin chị cho biết thì trên giấy nợ không có chữ ký của chị, như vậy chị không phải là người vay tài sản hay nói cách khác chị không phải là bên vay tài sản nên không có nghĩa vụ phải trả nợ.

Hành vi đòi nợ trái quy định pháp luật:

Theo chị cho biết thì có một số thành viên là chủ nợ đến nhà liên tục khủng bố bằng cách tạt sơn, chửi bới. Hành vi này là vi phạm pháp luật, tùy mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự:

- Xử phạt vi phạm hành chính: Theo quy định tại khoản 4, điều 7, nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31-12-2021, xử phạt hành chính hành vi: Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu với mức xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra còn áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm theo quy định tại điểm a và d khoản 13, điều 7, nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31-12-2021. Buộc khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu theo quy định tại khoản 14, điều 7, nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31-12-2021.

- Xử lý hình sự: Theo quy định tại điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì hành vi tạt sơn và chửi bới có thể sẽ bị xử lý hình sự về tội gây rối trật tự công cộng.

Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Trong trường hợp phạm tội có tổ chức, gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng… thì mức phạt tù có thể lên đến 7 năm.

Trình báo hành vi vi phạm pháp luật:

Như đã nói ở trên, chị không phải là người vay tài sản hay nói cách khác chị không phải là bên vay tài sản nên không có nghĩa vụ phải trả nợ. Hành vi liên tục đến nhà khủng bố bằng cách tạt sơn, chửi bới là vi phạm pháp luật.

Trong trường hợp này nếu thấy nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của gia đình thì chị lập tức trình báo sự việc gửi đến công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra sự việc.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].

Làm thế nào để đòi nợ người yêu cũ?Làm thế nào để đòi nợ người yêu cũ?

Khi còn yêu nhau, bạn gái vay tiền nhiều lần, gần đây tôi và bạn gái chia tay nhưng bạn gái không trả tiền mà chuyển chỗ trọ, tôi cần phải làm gì để đòi nợ người yêu cũ?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên