Thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản: vì sao và bao giờ chấm dứt?
![]() |
Bộ trưởng Bộ kế hoạch - đầu tư Võ Hồng Phúc |
* Lĩnh vực nào, bộ nào, tỉnh nào... thất thoát nhiều nhất, thưa bộ trưởng?
- Theo tôi, có lẽ thất thoát trong xây dựng giao thông, thủy lợi là cao nhất. Tiếp đến là bệnh viện, trường học. Lý do là nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là rất lớn, đặc biệt là đường sá, kênh mương, cầu cống. Tới đây sẽ phân từng loại cụ thể để có biện pháp xử lý kiên quyết, dứt điểm. Chính phủ cũng đã khẳng định làm quyết liệt hơn, không thể kéo dài vì người dân đã quá bức xúc rồi.
|
- Có nhiều lý do nhưng cái chính là tầm hiểu biết về thị trường chưa đúng. Ví dụ khi anh muốn đầu tư bò sữa, anh phải khảo sát kỹ thị trường xem nhu cầu trong nước, giá cả trong nước so với giá nhập khẩu, điều kiện trong nước có phù hợp, sản phẩm làm ra có đủ sức cạnh tranh không. Hay thép cũng thế: có nhiều dự án mà Bộ Kế hoạch - đầu tư không nhất trí nhưng vẫn cứ triển khai. Hậu quả là lúc thừa lúc thiếu, khả năng cạnh tranh yếu. Đó là chưa kể kiểu đầu tư chồng chéo, nhiều tỉnh nhiều bộ cùng đầu tư một mặt hàng dẫn đến lãng phí ghê gớm.
* Cũng có ý kiến rằng trong quá trình triển khai, thẩm định, xét duyệt... dự án thiếu những ý kiến phản biện thẳng thắn và khoa học?
- Đúng như vậy. Thông thường ở các nước để đưa ra một chủ trương đúng, họ nhờ các cơ quan tư vấn phản biện độc lập, khách quan, không bị chi phối bởi những lợi ích cá nhân và cục bộ. Trong khi ta thì vừa trình dự án, xét duyệt dự án, thẩm định dự án, đầu tư, thi công... Một khi cả tư vấn lẫn thi công đều là “anh em một nhà” làm sao tránh khỏi chuyện xuề xòa, dễ dãi, nhân nhượng cho nhau.
* Thực tế có nhiều chương trình, nhiều dự án đầu tư sai ngay từ chủ trương đầu tư nhưng lại không ai chịu trách nhiệm, không ai bị xử lý cả dù gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng?
- Đúng! Có những chủ chương đầu tư sai dẫn đến thất thoát, lãng phí lớn nhưng những người ra chủ trương ấy lại chưa được xử lý gì cả. Chủ trương đầu tư mía đường chẳng hạn, về phương hướng thì đúng nhưng trong từng công trình cụ thể có nhiều sai lầm, sai lầm nghiêm trọng. Dâu tằm tơ cũng thế nhưng chưa được xử lý nghiêm minh. Theo tôi, cần phải xử lý kiên quyết, dứt khoát và công bằng cả những người ra chủ trương đầu tư không đúng thì tình trạng trên mới chấm dứt.
* Theo nhận định của Chính phủ, gần đây bao cấp trong đầu tư có xu hướng quay trở lại. Vì sao, thưa bộ trưởng?
- Thực tế một bộ phận doanh nghiệp nhà nước vẫn thích được bảo hộ, vẫn ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước. Điều này thể hiện rõ nhất là qua việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Chúng ta có lỗi là không xử lý kiên quyết, kịp thời nên mới như thế. Chúng tôi đã kiến nghị cần sửa đổi quĩ tín dụng ưu đãi từ năm 2001 nhưng đến bây giờ mới chuẩn bị sửa đổi.
* Thưa Bộ trưởng, nguồn vốn đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước ngày càng cao, riêng vốn ưu đãi đã có đến trên 80% “đổ vào” khối này nhưng lại không tạo ra nhiều việc làm, hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp?
- Tôi cho rằng các chính sách đầu tư như vốn ưu đãi chẳng hạn, cần được mở rộng cho tất cả thành phần kinh tế đều có thể được vay. Có vậy mới bình đẳng, mới phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế, tránh lãng phí.
Ý kiến các đại biểu Quốc hội
* Bà Dương Thu Hương, Phó chủ nhiệm ủy ban Kinh tế - ngân sách: Điều hành còn nể nang và bình quân
Năm nào đề tài “đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí” cũng được nhắc đi nhắc lại, nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục hữu hiệu. Nguyên nhân, theo tôi, trong điều hành còn có yếu tố nể nang và bình quân. Mỗi chỗ đầu tư một tí, mỗi chỗ có việc làm một tí. Người ta cứ nghĩ có dự án là có tiền. Có tiền hiểu theo nghĩa rất rộng, có tiền làm dự án, có tiền đầu tư và có tiền chi cho bên A, bên B.
Như vậy là họ phấn đấu để có được dự án, còn dự án hiệu quả hay không người ta ít chú ý đến. Thật ra khi xây dựng dự án ai cũng thuyết trình là có hiệu quả. Nhưng trong thực tế có những dự án chưa thực hiện xong đã thấy rằng không hiệu quả.
Một là khả năng tính toán, dự báo, đo lường thị trường... còn yếu hoặc chưa chuẩn. Hai là cứ làm đại bất kỳ giá nào. Bây giờ đang có xu thế phải đầu tư thì mới tăng trưởng, nhưng vấn đề nằm ở chỗ đầu tư như thế nào?
![]() |
Tào Hữu Phùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế - ngân sách |
Kể từ bây giờ ủy ban chúng tôi và các ủy ban khác của QH sẽ tham gia “đấu tranh” với Chính phủ ngay từ khâu dự toán phương án phân bổ ngân sách đến lúc trình lên QH quyết định cho đến những khâu cuối cùng chứ không phải Chính phủ nói cái gì thì “gật đầu” nghe theo cái đó. Trong quá trình này, QH và các ủy ban sẽ làm việc một cách thật khách quan, khoa học, có quan điểm độc lập “như Bao Công xử án”. Có như vậy mới tránh được lãng phí, thất thoát, tiêu cực.
* Ông Phạm Quang Dự, chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Cty dầu khí VN: Phát hiện vi phạm, xử lý lại thiếu kiên quyết
Tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản là do từ khâu hình thành, phê duyệt dự án, phê duyệt thiết kế không chặt chẽ. Hai nữa là trong quá trình triển khai có nhiều yếu tố tiêu cực, có tham nhũng. Ba là công tác tư vấn giám định cũng thiếu chặt chẽ, nghiệm thu thì hời hợt.
Theo tôi, giải pháp là tất cả phải làm theo kỷ cương phép nước. Tất cả đều có qui định nhưng khi thực hiện thì không nghiêm, khi phát hiện có vi phạm thì xử lý không kiên quyết. Tôi cho rằng chúng ta không được nương nhẹ, và quan trọng nhất là phải làm sao để tránh hình thành những “đường dây”. Tiêu cực phải có cả “đường dây” chứ một người không thể làm gì được.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận