05/09/2003 07:15 GMT+7

Một vụ khiếu nại "ngâm" 13 năm!

<FONT color=#686868><FONT color=#fafafa><FONT color=#080808>Thạc sĩ luật, luật sư Nguyễn Kỳ Việt- Đoàn Luật sư tỉnh Cần Thơ</FON
Thạc sĩ luật, luật sư Nguyễn Kỳ Việt- Đoàn Luật sư tỉnh Cần Thơ

TT (Cần Thơ) -Từ một lá đơn khiếu nại về việc tranh chấp quyền sử dụng 4.000 m2 đất giữa bà L., bà Th. với ông B., chủ tịch huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ đã liên tiếp ký bốn quyết định trái ngược nhau đến mức khó hiểu về thẩm quyền xét xử. Hậu quả, đến nay vụ tranh chấp trên quay lại từ đầu sau... 13 năm đi khiếu nại.

eX3zWREg.jpgPhóng to

Mảnh đất dang trách chấp của bà L. lại được UBND huyện Châu Thành cấp sổ đỏ cho ông B.

TT (Cần Thơ) -Từ một lá đơn khiếu nại về việc tranh chấp quyền sử dụng 4.000 m2 đất giữa bà L., bà Th. với ông B., chủ tịch huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ đã liên tiếp ký bốn quyết định trái ngược nhau đến mức khó hiểu về thẩm quyền xét xử. Hậu quả, đến nay vụ tranh chấp trên quay lại từ đầu sau... 13 năm đi khiếu nại.

Năm 1990, bà Mai Thị L. và bà Huỳnh Thị Th. cư ngụ tại ấp Thạnh Huề, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ khiếu nại ông Trương Vĩnh B. cư ngụ cùng địa phương chiếm 4.000 m2 (trong đó 1.500m2 đất vườn, 2.500m2 đất ruộng).

Theo hồ sơ lưu trữ tại địa phương, nguồn gốc hai miếng đất trên thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Cuối năm 1976, chính quyền địa phương đã cấp đất này cho những gia đình chính sách và những hộ nghèo, trong đó có gia đình của bà L. và bà Th.. Nhưng đến năm 1990 thì ông B. đã bao chiếm và sau đó làm các giấy thỏa thuận giao đất giả để chiếm đoạt. Ngày 15-3-2000 UBND huyện Châu Thành đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) cho ông B.

Do vậy việc khiếu nại của bà L. và bà Th. về việc tranh chấp đất đã có giấy CNQSDĐ (theo Luật đất đai) lại thuộc về TAND.

Sau khi TAND huyện Châu Thành đưa vụ việc ra xét xử sơ thẩm thì nguyên đơn kháng cáo lên tòa phúc thẩm. TAND tỉnh đã thụ lý chuẩn bị đưa ra xét xử thì ngày 20-11-2001, chủ tịch UBND huyện Châu Thành lại ký quyết định số 1084 “thu hồi” giấy CNQSDĐ của ông B. với lý do đất đang tranh chấp.

Vì không còn thuộc thẩm quyền xét xử nên TAND tỉnh đã ra quyết định đình chỉ vụ án. Sự việc trở lại thuộc thẩm quyền xét xử của UBND. Thế nhưng sau khi TAND đình chỉ vụ án thì chủ tịch UBND huyện lại ra quyết định “hủy” quyết định số 1084 nêu trên và công nhận quyền sở hữu đất đang tranh chấp là thuộc quyền của ông B., với lý do là qua xem xét lại thấy việc cấp giấy CNQSDĐ cho ông B. là trước chín ngày khi hai nguyên đơn khởi kiện (?!).

Bà L. và Th. không đồng tình nên tiếp tục gửi đơn khiếu nại khắp nơi.

Có lẽ vì thấy “ghét” việc thưa kiện hoài nên ngày 29-5-2003 chủ tịch UBND huyện lại tiếp tục ký quyết định số 1744 với nội dung thu hồi toàn bộ diện tích 3.990m2 đất (trong đó có 240m2 đất thổ cư không có tranh chấp của ông B.) giao cho UBND huyện quản lý (?!) để xem xét cấp cho các hộ có nhu cầu sử dụng đất (?!).

Từ đây lại phát sinh thêm vụ khiếu kiện của ông B. với UBND huyện. Thấy việc làm của ông chủ tịch huyện quá khó hiểu, bà L., bà Th. nay thêm cả ông B. tiếp tục gửi đơn khiếu kiện khắp nơi.

Sau khi bị dư luận phản đối, ngày 20-5-2003, cũng chính chủ tịch UBND huyện lại chủ trì cuộc họp với các ngành có liên quan và đã nhìn nhận những thiếu sót trong quá trình giải quyết việc tranh chấp của bà L., bà Th., nay lại phát sinh thêm ông B. (đang là bị đơn trong vụ kiện). Sau cuộc họp, chủ tịch UBND huyện đã ban hành quyết định số 397 ngày 29-5-2003 hủy bỏ cả ba quyết định số 1084, 1178, 1711 để giao các cơ quan chức năng… “tiếp tục” xác minh giải quyết theo yêu cầu của đương sự.

Như vậy sau 13 năm nhọc nhằn khiếu nại khắp nơi, việc tranh chấp quyền sử dụng đất đã được chuyển từ UBND tới thanh tra, qua tòa án rồi quay trở lại UBND và đến nay cũng chưa kết thúc, mà phải quay lại từ đầu!

Qua vụ tranh chấp trên, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến vụ việc kéo dài là do UBND huyện đã ban hành nhiều quyết định trái ngược nhau, làm cho thẩm quyền giải quyết khiếu kiện được “đá” hết bên này sang bên khác. Hậu quả là đến nay phải quay lại từ đầu sau hơn 10 năm khiếu kiện.

Về nội dung, cũng như hình thức các quyết định của UBND đều có sai sót, thậm chí mâu thuẫn. Cụ thể, QĐ số 1084 ngày 20-11-2001 đã nêu: Nay thu hồi giấy CNQSDĐ đã cấp ngày 15-3-2000 cho hộ ông B.… chờ khi nào có QĐ cuối cùng của tòa án giải quyết thuộc quyền sử dụng của bên nào thì cấp lại giấy chứng nhận cho bên đó theo đúng phán quyết của tòa án.

Trong khi luật lại qui định khi UBND đã thu hồi giấy CNQSDĐ thì tòa án không còn thẩm quyền xét xử, do đó lấy gì mà tòa phán quyết để UBND huyện cấp giấy.

Bên cạnh đó là việc chủ tịch UBND huyện ra quyết định rồi tự mình lại ký quyết định “hủy” quyết định mà mình đã ký là sai qui định. Vì muốn “hủy” quyết định đó phải là cấp cao hơn, trong trường hợp khi chủ tịch UBND huyện ký QĐ rồi mà thấy có sai sót cần phải sửa đổi thì chỉ được ra QĐ “thu hồi” chứ không được “hủy” như các QĐ của vụ tranh chấp trên.

Thạc sĩ luật, luật sư Nguyễn Kỳ Việt- Đoàn Luật sư tỉnh Cần Thơ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên