TTO xin trích đăng.
“Các em chẳng có gì đặc biệt”Bài diễn văn bằng tiếng Anh
Phóng to |
Giáo viên David McCollough Jr khi đọc bài diễn văn gây sốc - Ảnh: The Swellesley Report |
Video ông David McCullough phát biểu - Nguồn: YouTube |
Ý kiến hay, cần học tập
- "Sự quan tâm thái quá của người lớn khiến cái tôi của bọn trẻ phình to. Do đó, tôi nghĩ chúng cần một cách suy nghĩ mới. Đưa chúng vào đời với cái tôi quá lớn chẳng khác nào làm hại chúng". Một ý kiến phát biểu rất hay, rất xác đáng. Các bậc phụ huynh VN cần học tập những điều này.
- Là những người làm cha mẹ, chúng tôi rất muốn con mình được nhận những lời nhắc nhở và khuyên nhủ hết sức cần thiết như thế này để các cháu vào đời. Tôi đã gửi bài báo cho các con tôi đọc.
- Cảm ơn một bài viết có những nội dung bổ ích cho các bậc cha mẹ có dịp ngẫm lại phương pháp giáo dục, khi "chăm bẳm quá mức" để rồi con em mình đúng như "các em chẳng có gì đặc biệt"... Rõ ràng, hạnh phúc không thể tự tìm đến chúng ta mà chúng ta phải tìm kiếm. Và đây chính là hành trang cho các em bước vào đời....
Cảm ơn David MCCollough!
- Tôi nghĩ, ông David McCollough Jr đã mang đến cho học sinh của mình một bài học quý hơn bất kì bài học nào mà các em đã được học trong suốt những năm phổ thông. Một bài học thật ý nghĩa! Tất cả những điều ông nói về học sinh đều đúng (các em thiếu độc lập tự chủ) và như vậy thì không thể thành công trong cuộc sống.
Khi con cái chúng ta ích kỷ
Ngày nay, học sinh cưng và con cưng quá nhiều. Cho nên bài phát biểu của thầy Mccollough rất thực tiễn và thực tế. Hoc sinh bây giờ tốt nghiệp phổ thông trung học hay tốt nghiệp đại hoc cũng chả là gì, ít ra ở khía cạnh là chả phụ giúp cho gia đình được gì.
Trẻ em bây giờ toàn để mọi việc từ trong nhà ra ngoài sân cho cha mẹ già gánh vác và làm hết... đến như cái chén ăn cơm xong cũng không biết rửa thì còn biết làm gì to tát hơn được.
Khi chúng ta đang cho ra lò những con "mọt sách"
- "Các em được người lớn ngợi khen đến tận trời xanh, được gọi là cục cưng. Đúng vậy đó. Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc biểu diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ cười tỏa sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và giờ các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng đừng lầm tưởng rằng các em là đặc biệt. Không có chuyện đó đâu nhé!”.
Triết lý giáo dục của phương Tây rõ ràng muốn học sinh giỏi toàn diện. Không chỉ chỉ kiến thức trong sách vở, mà còn là những trải nghiệm cuộc sống, những thất bại. Những trải nghiệm và thất bại đó chính là chìa khóa thành công trong tương lai.
Nhưng sự thật giáo dục VN của ta lại đi ngược lại của họ.
Bộ GD&ĐT của ta dường như chỉ muốn đào tạo những con người mọt sách ngay từ lớp 1 bằng những chương trình học nặng nề, dẫn đến hiện tượng học thêm dạy thêm.
Kết quả, học sinh ở lứa cấp 3 chưa bao giờ được "vứt" vào đời với những trải nghiệm, thất bại. Đó chính là chất xúc tác để sáng tạo những cái mới phục vụ cộng đồng.
Có lẽ người lớn ở VN sợ con trẻ thất bại, vì nếu chúng thất bại thì có thể ảnh hưởng đến bộ mặt gia đình? Vì thế, chúng ta được định hướng sẵn theo một con đường, ngại thất bại. Người lớn chúng ta có bao giờ tự hỏi tại sao VN đến giờ không có thế hệ nào có những phát kiến, sáng tạo làm thay đổi thế giới? Hay chúng ta chỉ cho rằng chỉ có phương Tây mới là cái nôi sáng tạo?
Giá trị thực là những nụ cười xung quanh ta
"...Hãy tự chủ, độc lập, sáng tạo không vì sự thỏa mãn do hành động đó mang lại, mà vì những điều tốt đẹp nó đem đến cho người khác !".
Quả thực, đã từ rất lâu, nhiều người lầm tưởng họ muốn đạt được tất cả để thỏa mãn chính mình, để làm cho một bộ phận xã hội phải công nhận mình, phải thán phục mình, phải là tâm điểm.
Họ quên mất rằng điều ý nghĩa nhất trong cuộc sống nằm ở những nụ cười hạnh phúc của tất cả những gì xung quanh ta, chứ không phải là chính bản thân ta!
Hãy biết tự khám phá
- Một hành trang tuyệt vời cho các em đang chuẩn bị bước vào đời. Không tâng bốc, không sáo rỗng...và rất tâm đắc: "Mưu cầu là một động từ, và tôi nghĩ các em sẽ không có nhiều thời gian để nằm ườn một chỗ xem mấy trò nhảm nhí trên YouTube. Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến với các em. Hãy đứng dậy, bước ra bên ngoài, tự mình khám phá, tìm kiếm cảm hứng cùng niềm đam mê và hãy giữ chắc nó bằng cả hai bàn tay”.
Xin cảm ơn David McCollough!
Có cần trở thành "một người đặc biệt" không? Để trở thành "một người đặc biệt" có khó không? Những cảm nhận của bạn sau khi đọc bài viết “Các em chẳng có gì đặc biệt” cũng như những ý kiến bạn đọc trên đây? Những trải nghiệm của chính bạn khi được "tự chủ, độc, lập, sáng tạo, khám phá..."? Quan điểm của bạn trong việc giáo dục và nuôi dạy con cái của các thầy cô giáo, của các ông bố bà mẹ Việt Nam hiện nay? Hãy chia sẻ cùng Tuổi Trẻ Online qua email [email protected], hoặc qua phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận