Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.
Bác Hồ thăm một lớp học trong phong trào chống nạn mù chữ năm 1945 - Ảnh tư liệu
Các ý kiến được đưa ra trong hội thảo khoa học Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội tổ chức sáng 12-5 tại Hà Nội.
Học ở nhân dân, để phụng sự nhân dân
Phát biểu khai mạc và chỉ đạo tại hội thảo, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá cao việc tổ chức hội thảo với sự phối hợp chủ động, tích cực, hiệu quả của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Hội thảo có ý nghĩa lớn nhằm kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo tại hội thảo - Ảnh: T.ĐIỂU
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương khẳng định hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, phương pháp, phong cách giáo dục hiện đại mà đậm đà những giá trị truyền thống thực sự là nền tảng, là kim chỉ nam định hướng, dẫn dắt tiến trình xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam, đất nước và con người Việt Nam.
Đó là triết lý một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Đó là tầm nhìn một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những công dân hữu ích cho đất nước, một nền giáo dục là phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em.
Đó là phương châm nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được, muốn biết thì phải thi đua học, học không bao giờ cùng, học mãi để tiến bộ mãi, càng tiến bộ càng thấy càng phải học thêm.
Đó là phương pháp học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân.
Đó là mục đích học để làm việc, làm người, làm cán bộ, học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại.
Trong chặng đường 80 năm kể từ ngày thành lập nước, nhất là gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn nhận thức sâu sắc, kiên định quán triệt và thực hiện tư tưởng, phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo.
Nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sự của đất nước, để đất nước ta có được cơ đồ tiềm lực, và vị thế quốc tế như ngày nay.
Bối cảnh thế giới đang trải qua những thay đổi mang tính thời đại, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực, đặt ra những thời cơ rất lớn và những yêu cầu rất cao đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Bối cảnh mới, đòi hỏi có tư duy mới, tư duy hành động, nghị quyết hành động để tạo ra đột phá trong phát triển giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực, các ngành nghề mới.
Ông cho biết ngày 25-4 vừa qua, Văn phòng Trung ương Đảng đã ban hành thông báo kết luận Tổng Bí thư Tô Lâm, đồng ý nghiên cứu xây dựng kế hoạch trình Bộ Chính trị ban hành nghị quyết về đột phá, phát triển giáo dục và đào tạo.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tổng kết hội thảo - Ảnh: T.ĐIỂU
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vẫn giữ nguyên giá trị
Phát biểu bế mạc hội thảo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định ngành giáo dục đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong 80 năm qua. Đó cũng chính là thể hiện sinh động sự kế thừa và phát huy tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh.
Các cấp ủy, chính quyền và ngành giáo dục đã từng bước cụ thể hóa việc đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào nội dung, chương trình giảng dạy, thi, kiểm tra, đánh giá, giáo dục chính trị, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên.
Ông khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tinh thần "thân giáo", tức lấy bản thân mình làm tấm gương để cảm hóa, để giáo dục, để tập hợp và thuyết phục những người đồng chí, học trò và người dân.
Sự mẫu mực trong nhân cách cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trong tình cảm bao la rộng khắp và sâu nặng của Hồ Chí Minh đã lan tỏa sâu lắng và góp phần tạo ra những giá trị cho dân tộc, cho thời đại, cho chính Đảng và cho con người Việt Nam.
Sinh viên Đặng Thị Thu Uyên (Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội) đóng góp ý kiến tại hội thảo - Ảnh: T.ĐIỂU
Trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của đất nước, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định ngành giáo dục và đào tạo càng cần phải thấm nhuần sâu sắc và vận dụng hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.
Tư tưởng, triết lý, tinh thần giáo dục, tinh thần học tập và tự học, học tập suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo vẫn giữ nguyên giá trị và tiếp tục là kim chỉ nam cho quá trình triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo hiện nay.
Sau hội thảo này, ông đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng rõ thêm di sản của Hồ Chí Minh về giáo dục.
Thứ hai, làm theo, thực hiện và phát huy tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh trong việc xây dựng xã hội học tập và việc học tập suốt đời, thúc đẩy tinh thần tự học, như phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm "học tập suốt đời để dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung để trở thành người có ích cho xã hội".
Thứ ba, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng, xây dựng thế hệ công dân phát triển toàn diện cả đức - trí - thể - mỹ.
Thứ tư, tiếp tục chăm lo, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, xem đây là nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới.
Tại hội thảo, các ý kiến đã tập trung làm rõ mục đích, nội dung, phương châm, giá trị tư tưởng, triết lý của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Khẳng định ý nghĩa lịch sử và giá trị thực tiễn trong bức thư đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho học sinh và ngành giáo dục (tháng 9-1945).
Khẳng định quan điểm, tư tưởng cốt lõi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần tự học và học tập suốt đời gắn với việc nghiên cứu, quán triệt, triển khai chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết về Học tập suốt đời.
Về kết quả thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo trong 80 năm qua.
Đề xuất giải pháp trong vận dụng, phát triển sáng tạo nội dung, giá trị tư tưởng, triết lý của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo gắn với việc tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam.
TTO - Bộ Chính trị vừa có kết luận về việc thực hiện Chỉ thị 'Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh', mời bạn đọc xem toàn văn kết luận do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng ký ban hành.
Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận