14/10/2003 00:00 GMT+7

Ngân hàng thương mại: đầy nợ xấu nhưng không có quỹ dự phòng

longhp
longhp

Nếu thực hiện đúng qui định lập quĩ dự phòng rủi ro cho các khỏan vay của ngân hàng nhà nước, tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Nếu các NHTM thực hiện việc lập quĩ dự phòng rủi ro theo đúng thông lệ quốc tế, các báo cáo lãi của họ sẽ biến thành báo cáo lỗ.

j1F03dvY.jpgPhóng to
Các ngân hàng chỉ lập quỹ dự phòng khi có nợ xấu, còn lúc cho vay thì thôi
Nếu thực hiện đúng qui định lập quĩ dự phòng rủi ro cho các khỏan vay của ngân hàng nhà nước, tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Nếu các NHTM thực hiện việc lập quĩ dự phòng rủi ro theo đúng thông lệ quốc tế, các báo cáo lãi của họ sẽ biến thành báo cáo lỗ.

Phó tổng giám đốc một NHTM quốc doanh cho biết các họat động tài chính của các NHTM ở Việt Nam thực sự rất thiếu minh bạch. Hệ thống thông tin theo dõi nợ và quản lý rủi ro của các NHTM quốc doanh không cập nhật kịp thời và chính xác, còn các chuẩn kế tóan của NHTM trong nước lại khác xa hệ thống kế toán của thế giới.

Vì những yếu điểm chết người trên, các NHTM không thể xác minh chắc chắn điều kiện và tình trạng thật sự của chất lượng tín dụng. Kết quả là các bản báo cáo lợi nhuận không hề phản ánh thực chất tình hình tài chính của các ngân hàng.

Theo vị phó tổng giám đốc trên, khi tính theo hệ thống kế tóan quốc tế (IAS), số tài sản "Có" của ngân hàng ông ít hơn 4000 tỉ đồng so với kết quả của hệ thống kế tóan Việt Nam (VAS). Con số chênh lệch này vào năm 2002 là 6000 tỉ đồng. Số chênh lệch này xuất phát chủ yếu từ những qui định khác nhau về cách tính các mức độ trích lập dự phòng đối với các khỏan nợ xấu và nợ khó đòi.

Theo VAS, trong năm 2001, tỉ lệ vốn tự có/tổng tài sản rủi ro của ngân hàng này là trên 4,9%. Tuy nhiên, nếu tính theo IAS, ngân hàng này đã không còn khả năng thanh tóan vì tỉ lệ vốn tự có/tổng tài sản rủi ro ở mức -0,8%. Hệ thống VAS cũng đã tính thiếu đến 967 tỉ đồng vào năm 2001 và 1800 tỉ đồng vào năm 2002 cho các khỏan dự phòng. Vì vậy, sổ sách theo VAS báo cáo ngân hàng lãi trong 2 năm đó lần lượt là 358 tỉ đồng và 467 tỉ đồng, trong khi IAS đánh giá ngân hàng đã lỗ tổng cộng 2174 tỉ đồng trong 2 năm 2001, 2002.

Theo bà Nguyễn Xuân Mai, tổng giám đốc ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, luật Việt nam chỉ qui định việc lập quỹ dự phòng một cách chung chung, trong khi quốc tế qui định rõ khi cho vay hoặc có nợ xấu thì ngân hàng đều phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Vì vậy, các ngân hàng chỉ lập quỹ dự phòng khi có nợ xấu, còn lúc cho vay thì thôi. Bà Mai cho biết để thực hiện việc lập quỹ theo qui định quốc tế thì các ngân hàng phải xin phép Bộ Tài Chính và chấp nhận giảm lợi nhuận.

Tuy nhiên, một lãnh đạo cấp cao của một NHTM khác cho biết nếu thực hiện việc lập quỹ dự phòng ngay lập tức, dù chỉ theo qui định của Việt nam thôi, thì chi phí các ngân hàng sẽ tăng lên hàng nghìn tỉ đồng. Tổng giám đốc một ngân hàng TMCP cho biết, chấp nhận lập quỹ dự phòng tức là phải chịu cảnh không cổ tức mấy năm liền, và " Điều này đang gây nhiều phiền phức cho Ban giám đốc mỗi khi cổ đông họ kêu ca.".

Theo ông Đỗ tất Ngọc, phó tổng giám đốc Ngân Hàng Nông Nghiệp vàa Phát Triển Nông Thôn, để lập quỹ dự phòng theo đúng luật của thế giới, các ngân hàng cần phải xác định lại lãi suất cho vay. Từ trước đến nay, mức rủi ro của khoản vay chưa được quan tâm mấy trong việc tính lãi suất.

Theo Đầu Tư chứng khoán

longhp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên