
Xu hướng chuyển đổi số tạo tiền đề cho sự xuất hiện của hàng loạt ngành nghề mới, giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tìm được một công việc tốt, với mức lương hấp dẫn - Ảnh: GDU
Cuộc tiên phong của GDU
Kỷ nguyên 4.0 đang mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp và việc lựa chọn đúng ngành học chính là chìa khóa để người trẻ làm chủ tương lai.
Việt Nam đang bứt tốc trên đường đua chuyển đổi số, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ và số hóa, những ngành nghề truyền thống đang dần chuyển mình, nhiều vị trí đòi hỏi kỹ năng số hóa cao xuất hiện với tốc độ chóng mặt.
Trước bối cảnh đó, Trường Đại học Gia Định (GDU) đã tiên phong mở ra những chuyên ngành mới, kiến tạo thế hệ nhân lực của tương lai.
Các chuyên ngành hấp dẫn gồm: Phân tích dữ liệu kinh doanh, Quản trị chuyển đổi số doanh nghiệp, Phân tích dữ liệu tài chính và blockchain ứng dụng, Luật kinh tế số, Công nghệ Marketing, Kinh doanh số và tối ưu Thương mại điện tử, Vận hành kinh doanh sàn thương mại điện tử, Quản trị truyền thông, Sản xuất nội dung số, Ngôn ngữ Trung trong công nghệ và trí tuệ nhân tạo,...
Hầu hết, những chuyên ngành này đều lấy công nghệ làm trụ cột, tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data) và Chuỗi khối (Blockchain) vào chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, các công cụ kỹ thuật số, nền tảng số, hệ sinh thái công nghệ (MarTech, IoT, Cloud, AR/VR) cũng là trọng tâm trong chiến lược đào tạo tại GDU.

Sinh viên Trường Đại học Gia Định được trau dồi kiến thức, kỹ năng làm việc trong môi trường số - Ảnh: GDU
ThS.LS Trịnh Hữu Chung - Phó Hiệu trưởng GDU khẳng định khi nền kinh tế số tăng tốc, các chuyên ngành mới không chỉ giải bài toán việc làm cho bản thân sinh viên, mà còn là đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
"Chọn lối đi hiện đại, thích ứng với AI, sinh viên sẽ không lo thất nghiệp - ngược lại, họ chính là lực lượng đón đầu, dẫn dắt tương lai số của đất nước", ông Chung nhấn mạnh.
Ngành "khát" nhân lực với mức lương hấp dẫn
Dựa trên một nghiên cứu của Google, nếu AI được áp dụng rộng rãi, nó có thể mang lại lợi ích kinh tế lên tới 79,3 tỷ USD cho doanh nghiệp Việt Nam vào năm 2030, tương đương gần 12% GDP của Quốc gia. Các chuyên gia dự báo, những ngành nghề liên quan đến số hóa sẽ tiếp tục "khát" nhân lực chất lượng cao trong nhiều thập kỷ tới.
NGND.TS Phạm Châu Thành - chuyên gia về lĩnh vực Quản trị, Marketing chia sẻ tại Việt Nam, 47 % doanh nghiệp đã bắt đầu thực hiện các bước chuyển đổi số với từng mức độ khác nhau. Đây cũng là lý do vì sao chuyên ngành Quản trị chuyển đổi số doanh nghiệp ra đời, giúp sinh viên tiếp cận và hiểu rõ IoT, Cloud, Blockchain, Big Data, cách quản trị dự án Agile,...
"Nắm bắt tốt công nghệ sẽ mở rộng cơ hội nghề nghiệp với với mức lương khởi điểm từ 15 triệu đồng và sẽ tăng gấp đôi nếu sở hữu kinh nghiệm trên 3 năm", nhà giáo Phạm Châu Thành cho hay.

Sinh viên GDU được tham gia các chương trình học thuật bổ ích để thể hiện tài năng, bản lĩnh cá nhân và trau dồi kỹ năng chuyên môn - Ảnh: GDU
TS Lý Phát Cường - Chuyên gia lĩnh vực Tài chính, Thương mại nhận định rằng, 80 % quyết định chiến lược hiện nay sẽ dựa vào dữ liệu, bởi vì data chính là "dầu mỏ" của doanh nghiệp.
Sinh viên học chuyên ngành Phân tích dữ liệu kinh doanh (Business Data Analytics) hoặc Phân tích dữ liệu tài chính & Blockchain ứng dụng sẽ biết cách làm chủ SQL, Power BI, Python/R, kỹ thuật trực quan hóa dữ liệu, Machine Learning,... để dự báo nhu cầu, quản trị rủi ro chuỗi khối, đồng thời phân tích ngẫu biến thị trường. Mức lương trung bình sau 3 năm kinh nghiệm dao động từ 18-25 triệu đồng/tháng, vị trí cao hơn có thể lên tới 45-50 triệu.
Đào tạo nhân lực số theo mô hình "5T"
Theo PGS.TS.LS Bùi Kim Hiếu, Trưởng khoa Khoa học xã hội và Ngôn ngữ quốc tế, GDU: "Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số, dẫn đến nhu cầu cao về nguồn nhân lực có chuyên môn sâu rộng, cả về pháp lý và công nghệ".
Ông ví dụ sinh viên học ngành Luật kinh tế số được tiếp cận các môn học như: Pháp luật về kinh tế số, Tài chính công nghệ, Khung pháp lý cho giao dịch điện tử, Pháp luật về nền tảng số và dịch vụ trung gian,... để hiểu đúng - làm chuẩn trong môi trường số.

Sinh viên Trường Đại học Gia Định được tập trung đào tạo theo hướng thực tiễn, đáp ứng nhu cầu thị trường và bắt kịp xu hướng thời đại - Ảnh: GDU
Với triết lý giáo dục "Chọn lọc - Ứng dụng - Đại chúng", GDU đang áp dụng mô hình "5T" cho các chuyên ngành mới, nhằm chuẩn bị hành trang vững vàng cho sinh viên bước vào thị trường lao động.
Theo đó, chương trình đào tạo sẽ xoay quanh 5 yếu tố cốt lõi gồm: Toàn cầu hóa - Thực tế hóa - Thích ứng công nghệ 4.0 - Tư duy đổi mới - Tự tin hội nhập.
Song song, nhà trường cũng tăng cường đầu tư vào hệ thống hỗ trợ học tập, bao gồm hạ tầng công nghệ, nền tảng số, thư viện điện tử và đặc biệt là các công cụ quản lý học tập để sinh viên có thể tự học, tra cứu, tương tác với giảng viên một cách linh hoạt.
Đồng thời, GDU đã hợp tác hơn 300 doanh nghiệp, giúp sinh viên "va chạm" thực tế đúng thời điểm, tạo nền tảng vững chắc khi ra trường.

Ảnh: Theo khảo sát từ Trung tâm Trải nghiệm và việc làm sinh viên tại GDU, có 96,8% sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp - Ảnh: GDU
Năm 2025, Trường Đại học Gia Định có hơn 54 ngành/chuyên ngành cùng mức học phí chỉ từ 108 triệu đồng cho toàn khóa học, nhiều học bổng hấp dẫn.
Sĩ tử có thể đăng ký trực tuyến qua đường link: https://xettuyen.giadinh.edu.vn hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại số 371 Nguyễn Kiệm, phường Hạnh Thông, TPHCM.
BÌNH LUẬN HAY