TP.HCM phát hiện, chuyển công an nhiều vụ nhà thuốc bán thuốc giả

Qua kiểm tra, năm 2024 Sở Y tế TP.HCM đã phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh, nhà thuốc bán thuốc giả và đã lập hồ sơ chuyển Công an TP.HCM xử lý.

thuốc giả - Ảnh 1.

Đầu tháng 1-2025, Công an TP.HCM vừa triệt phá đường dây sản xuất, mua bán thuốc giả quy mô lớn

Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, TP.HCM là nơi tập trung nhiều cơ sở khám chữa bệnh có quy mô lớn với nhiều chuyên khoa đầu ngành, là tuyến điều trị cuối của khu vực phía Nam.

TP còn là đầu mối phân phối thuốc cho tất cả các khu vực trên cả nước với 42 nhà máy sản xuất thuốc; 1.531 cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc; 8.454 cơ sở bán lẻ thuốc, 647 cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu.

Với tình hình dân số đông, số lượt khám chữa bệnh liên tục tăng cao, hệ thống phân phối thuốc rộng khắp, việc đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc cho nhu cầu điều trị và kiểm soát chất lượng thuốc lưu hành trên địa bàn TP luôn đặt ra nhiều thách thức.

Trong năm 2024, Sở Y tế tiến hành kiểm tra 174 cơ sở bán buôn thuốc và 344 cơ sở bán lẻ thuốc, 40 cơ sở bán buôn, cơ sở bán lẻ dược liệu.

Sở Y tế đã ban hành 151 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, xử lý 147 cơ sở với tổng số tiền xử phạt là hơn 7 tỉ đồng.

Ngoài ra, phòng y tế quận, huyện, TP Thủ Đức cũng đã kiểm tra 6.750 cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn.

Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm TP đã lấy mẫu kiểm tra chất lượng 413 mẫu thuốc tại 149 cơ sở, kết quả có 15 mẫu không đạt chất lượng.

Đáng nói là trong quá trình kiểm tra, giám sát cơ sở kinh doanh dược, Sở Y tế đã phát hiện 6 cơ sở kinh doanh thuốc Cefuroxim 500mg giả và 2 cơ sở kinh doanh thuốc Cefixim 200mg giả.

Ngoài ra, qua phản ánh của người dân, Thanh tra Sở Y tế kiểm tra và phát hiện 1 nhà thuốc kinh doanh thuốc Neo-Codion giả. Ngay sau đó, Sở Y tế đã kiểm tra các cơ sở liên quan và lập hồ sơ chuyển công an xử lý.

Trong công tác đấu tranh, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024, Ban Chỉ đạo 398 TP đã kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm 820.982 hộp thuốc tân dược. Năm 2025, Sở Y tế đã triển khai chuyên đề kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng của thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Khó khăn trong xử lý quảng cáo và kinh doanh trực tuyến thực phẩm chức năng

Trong quý 1 năm 2025, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cũng đã kiểm tra 15 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, có 1 trường hợp vi phạm và đã bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là 35.000.000 đồng do vi phạm về hồ sơ công bố sản phẩm.

Theo đó, một trong những khó khăn hiện nay là công tác kiểm tra, cơ quan quản lý gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến việc quảng cáo và kinh doanh trực tuyến.

­Khó khăn lớn nhất là việc xác định chủ thể thực hiện hành vi vi phạm: công ty sở hữu sản phẩm; nhà phân phối; người sở hữu website; chủ tài khoản; cá nhân người thực hiện quảng cáo sản phẩm trong các video quảng cáo.

­Khi được mời lên làm việc về việc quảng cáo sản phẩm, các cá nhân, tổ chức đã tháo gỡ sản phẩm, chặn truy cập trang thông tin điện tử trước khi lên làm việc hoặc không hợp tác, không lên làm việc theo giấy mời.

­Tăng cường phối hợp liên ngành trong việc kiểm tra quảng cáo trên Internet, các trang thông tin điện tử; kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm về quảng cáo trên các trang thông tin điện tử, website.

Năm 2024, TP.HCM phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thuốc giả, - Ảnh 3.Tăng cường hậu kiểm, xử lý nghiêm quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, hậu kiểm, phát hiện quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0