‘Chợ bán hổ’ ở Bangladesh là thật hay giả?

Một video đang được lan truyền trên mạng xã hội, được cho là ghi lại khung cảnh 'chợ bán hổ' tại Bagerhat, Bangladesh, nơi người dân xếp hàng bán hổ Bengal.

Đoạn video quay lại "chợ bán hổ" ở thành phố Bagerhat, Bangladesh gây sốt cộng đồng mạng - Nguồn: X

Gần đây, người dùng trên các mạng xã hội Facebook và X lan truyền rộng rãi một đoạn video ghi lại cảnh phiên chợ lạ ở thành phố Bagerhat, Bangladesh - "chợ hổ". Theo video, người dân xếp hàng để mua bán hổ Bengal.

Đoạn clip nhanh chóng thu hút sự chú ý và làm dấy lên lo ngại về nạn buôn bán động vật hoang dã.

Tuy nhiên, theo kiểm chứng từ trang tin Ấn Độ The Quint, video và thông tin đi kèm hoàn toàn sai sự thật, được xác định là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI).

The Quint cũng không tìm thấy bất kỳ nguồn tin chính thống hay bằng chứng nào xác nhận sự tồn tại của một khu chợ buôn bán hổ tại Bagerhat khi tra cứu các từ khóa liên quan.

Đồng thời các chuyên gia cũng phát hiện nhiều chi tiết bất thường trong video như khuôn mặt hổ bị méo, không nhất quán và hình người mờ ảo và biến mất khi di chuyển - những dấu hiệu thường thấy trong video do AI dựng lên.

chợ bán hổ - Ảnh 1.

Những chi tiết bất thường như khuôn mặt của hổ bị méo, hình người bị mờ, biến mất đột ngột - Ảnh: THE QUINT

Các công cụ phát hiện AI, bao gồm SynthID của Google, cũng đưa ra kết quả đoạn video này không phải là cảnh quay thật, mà là nội dung AI.

chợ bán hổ - Ảnh 2.

Kết luận "Tạo bằng AI" của công cụ phát hiện AI SynthID của Google - Ảnh: THE QUINT

Do đó, thông tin về phiên chợ hổ được kết luận là hoàn toàn bịa đặt. Tuy nhiên vì mang hình thức như một bản tin trực tiếp, đoạn clip dễ khiến người xem tưởng nhầm là thật.

Các chuyên gia khuyến cáo người dùng mạng xã hội cần cảnh giác với nội dung lan truyền, nhất là khi AI ngày càng phổ biến và bị lạm dụng để tạo ra hình ảnh, video giả mạo.

Video ‘chợ bán hổ’ ở Bangladesh là giả, do AI tạo ra - Ảnh 4.Nhiều video ‘Iran di dời cơ sở hạt nhân trước khi Mỹ tấn công’ là giả

Nhiều video đang được lan truyền trên mạng xã hội cho rằng Iran đã di dời các cơ sở hạt nhân trước khi bị Mỹ không kích hôm 22-6. Tuy nhiên theo xác minh của Hãng tin AFP, các video này là giả, được tạo bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0