![]() |
Đài cáp biển quốc tế tại Đà Nẵng - cửa ngõ nối mạng viễn thông VN với tuyến SMW3 để ra thế giới - Ảnh: Trần Huỳnh |
Báo động nạn “khai thác” cáp biển!11km cáp quang biển bị cắt trộm: Thiệt hại hàng triệu USD!Vẫn tiếp diễn nạn cắt trộm tuyến cáp quang biển
Ngay từ đầu năm 2007, những ngư dân đánh bắt xa bờ vì thiếu hiểu biết và lòng tham đã ngừng đánh bắt thủy sản để tập trung lấy trộm cáp quang. Nhưng những vụ thuyền đánh cá chở cáp quang được bộ đội biên phòng phát hiện ở giai đoạn ban đầu đã không được quan tâm đúng mức.
Chẳng hạn giữa tháng tư, một quan chức Công ty Viễn thông quốc tế (VTI) đưa ra nhận xét bình chân như vại rằng: “Tuyến cáp quang bị cắt là tuyến APCN (Asia Pacific Cable Network), tuyến cáp quang lớn đi qua vùng biển VN chứ không cập bờ VN”. Hoặc đến ngày 8-5-2007, khi bộ đội biên phòng bắt giữ hai tàu chở 80 tấn cáp biển thì giám đốc Sở Bưu chính - viễn thông tỉnh Kiên Giang xác định đó là cáp đồng trục thả từ đất liền ra các đảo từ trước năm 1975 để lại. Ngư dân nghe nói không phải của nước mình nên ồ ạt cắt thứ “lộc biển cho” này đem về bán ve chai!
Không thể ước tính số lượng họ cắt tất cả là bao nhiêu, nhưng có đến 300 tấn cáp trong số hơn 11km cáp quang biến mất đã bị cơ quan Công an Bạc Liêu thu giữ. Mãi đến ngày 5-5, giám đốc Đài quốc tế cáp biển Vũng Tàu mới cho hay từ ngày 25-3 đến nay toàn bộ liên lạc và truyền dữ liệu qua tuyến cáp biển VN - Thái Lan đã bị mất tín hiệu hoàn toàn, và hiện nay toàn bộ thông tin liên lạc bằng điện thoại và truyền Internet ra quốc tế đều được chuyển qua tuyến SMW3 còn lại duy nhất.
Từ thiệt hại to lớn do cáp quang bị cắt, tất yếu cơ quan cảnh sát sẽ phải xử lý nghiêm minh sự cố này. Nhưng có thể thấy việc cắt trộm cáp quang ngay từ đầu nếu các cơ quan nghiêm khắc, quản lý thật chặt thì khó có việc đó xảy ra. Đó là chưa kể việc “bật đèn xanh” nào đó để các ngư dân thoải mái cắt trộm cáp quang.
* Tôi cho rằng sự kiện cắt trộm cáp quang xảy ra thời gian qua đã đến hồi nguy cấp. Bởi vì việc “khai thác” bất hợp pháp không chỉ xảy ra với hai tuyến cáp quang do VN quản lý (TVH và SMW3) mà còn cắt cả 32km cáp quang của tuyến do SingTel (Singapore) quản lý. Thậm chí nhiều tuyến cáp quang biển quốc tế khác cũng bị đe dọa. Theo tôi, nếu không đánh động nguy cấp, sự việc sẽ không dừng ở nguy cơ VN bị cô lập với thế giới về viễn thông.
Nhưng phải làm sao trước tình trạng này? Thủ tướng đã yêu cầu các địa phương triển khai một số biện pháp cần thiết để phòng chống xâm hại cáp viễn thông ngầm trên biển và đảm bảo thông tin liên lạc. Hai đoàn công tác khẩn cấp của Bộ Bưu chính - viễn thông cũng đã vào cuộc. Nhưng theo tôi, cần xác định người “khai thác” bất hợp pháp - cũng như những đơn vị cho phép hoặc lơ là để ngư dân làm việc đó - phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Điều này cần phổ biến rộng rãi đến từng địa phương.
BÌNH LUẬN HAY