Mật ong có nhiều công dụng từ làm đẹp, nấu nướng cho đến việc điều trị bệnh. Y học hiện đại cho hay, mật ong cung cấp năng lượng cho những hoạt động cơ bắp, trị ho, chống lão hóa, giảm khô mắt và cải thiện tình trạng viêm niêm mạc. Thêm vào đó, mật ong nổi tiếng vì là loại thực phẩm duy nhất không bao giờ hết hạn sử dụng.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng ngay cả thực phẩm có tính kháng khuẩn như mật ong cũng có thể bị biến chất, hư hỏng do các yếu tố từ môi trường, nhiệt độ.
1. Khi mật ong bị ô nhiễm
Mật ong không phải loại thực phẩm vô khuẩn như bạn nghĩ, theo nghiên cứu của Hiệp hội mật ong Mỹ: Trong mật ong có thể chứa một số vi khuẩn, nấm men, nấm mốc… chúng xuất hiện trong quá trình ong thu thập phấn hoa hoặc từ đường tiêu hóa của ong, từ bụi, không khí.
Thông thường mật ong có đặc tính kháng khuẩn nên một số vi sinh vật tự nhiên trong mật ong như vi khuẩn, nấm men và nấm mốc không có khả năng sinh sôi. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, các bào tử của độc tố thần kinh C.botulinum vẫn có thể hiện diện trong mật ong. Độc tố này tuy không gây hại cho người lớn nhưng lại có thể gây tổn thương hệ thần kinh, ngộ độc, tê liệt và suy hô hấp cho trẻ sơ sinh.
2. Khi mật ong bị pha trộn
Mật ong thường tồn tại dưới dạng chất lỏng có độ đặc sệt do khi dự trữ trong tổ, ong thường khử nước, làm giảm hàm lượng nước xuống còn ít hơn 18%. Ở một vài nơi, để bắt kịp với tiến độ chế biến, mật ong thường được thu hoạch sớm khiến hàm lượng nước trong mật ong tăng cao. Khi đó, hàm lượng nước có thể vượt mức 25% khiến mật ong bị biến chất và dễ hư hỏng.
Ngoài ra, ở một vài cơ sở sản xuất không uy tín, những chai mật ong nhái được sản xuất với số lượng hàng loạt, rẻ tiền, kém chất lượng. Khi đó mật ong được trộn lẫn với các chất khác tạo thành những chai mật ong giả, nếu người dùng vô tình sử dụng chúng thì sẽ gây hại đến sức khỏe.
3. Khi mật ong được bảo quản sai cách
Đối với các loại thực phẩm, nếu bạn không biết cách bảo quản đúng cách thì chúng sẽ bị hư hỏng, lên men và biến chất. Mật ong cũng vậy, mật ong khi bị hỏng có thể mất đi đặc tính kháng khuẩn, bị nhiễm khuẩn, do đó có hại cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia, cách bảo quản tốt nhất là để mật ong hạn chế tiếp xúc với không khí. Do hương vị của mật ong có thể bị ảnh hưởng bởi không khí và nếu chúng hấp thụ độ ẩm khi tiếp xúc với không khí quá mức sẽ làm tăng nguy cơ lên men, khiến mật ong bị nhiễm vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Lời khuyên cho bạn là hãy đóng nắp thật kỹ sau khi sử dụng mật ong để bảo quản chúng được lâu nhất.
4. Mật ong có thể kết tinh và suy giảm theo thời gian
Mật ong kết tinh là khi chuyển từ hình thái dạng lỏng sang dạng hạt (bao gồm cả hạt thịt và hạt to/thô). Nguyên nhân là do trong mật ong chứa hàm lượng đường (glucose) cao, khi đường bị tách nước sẽ tạo thành dạng tinh thể, gây nên hiện tượng kết tinh ở mật ong.
Bạn có thể nhận ra mật ong bị kết tinh là mật ong có màu trắng và nhạt hơn. Ở một vài trường hợp thì chúng sẽ trở nên đục, thay vì trong.
Bên cạnh đó, dù bảo quản kĩ đến đâu thì theo thời gian chất lượng mật ong vẫn có thể bị suy giảm. Đó là khi mật ong bị sẫm màu, mất đi mùi hương và hương vị vốn có. Dù điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cũng ảnh hưởng đến hương vị của mật ong khi bạn thưởng thức.
5. Khi mật ong bị pha cùng nước nóng
Nhiều người có thói quen hòa mật ong với nước chanh ấm để uống vào mỗi buổi sáng. Tuy nhiên, đây là thói quen phản khoa học và có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc những căn bệnh ung thư.
Mật ong khi tiếp xúc với nước nóng trên 60 độ C sẽ làm sản sinh hydroxymethyl furfuraldehyde (HMF), một chất gây ung thư tự nhiên. Khi thử độ độc hại của HMF trên động vật cho thấy: 200ng/kg HMF làm ong chết, chuột bị biến đổi gen và làm tăng tỉ lệ ung thư,…
Ngoài ra, nếu để mật ong trong môi trường khí hậu nóng ẩm, chẳng hạn mùa hè, cũng làm mật ong bị biến dạng, tạo thành chất độc gây hại cho sức khỏe.
Một vài lưu ý khi sử dụng mật ong
- Tránh để mật ong tiếp xúc lâu với không khí. Bảo quản mật ong trong bình, trong những lọ thủy tinh có nắp đậy kín.
- Bảo quản mật ong ở những nơi khô ráo với nhiệt độ lý tưởng dưới 50 độ F (10 độ C). Tuy nhiên, bảo quản ở nhiệt độ phòng mát từ 50-70 độ F (10-20 độ C) vẫn ở mức chấp nhận được.
- Nếu mật ong kết tinh, bạn có thể để mật ong trở lại trạng thái bình thường bằng cách đun sôi nhẹ và khuấy đều. Ngoài ra, bạn có thể ngâm mật ong vào nước ấm từ 70-80 độ C trong thời gian 30 phút, tùy thuộc vào hàm lượng mật ong.
- Rửa thật sạch dao hoặc thìa trước khi lấy mật ong ra khỏi chai. Điều này sẽ tránh tạo điều kiện cho mật ong bị nhiễm bẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn và các loại nấm được phát triển.
- Nếu mật ong có vị nhạt, nổi bọt hoặc thấy nhiều nước thì không nên tiếp tục sử dụng. Lúc này mật ong đã bị biến chất nên nếu bạn còn cố gắng sử dụng thì chỉ mang thêm bệnh tật vào người.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận