TTCT - Các cuộc biểu tình rầm rộ chống chính phủ ở Iran không phải là một hiện tượng bộc phát mà bắt nguồn từ những xung đột xã hội nhiều năm qua và đã được điện ảnh Iran dự báo kể từ đầu thập niên 1990, theo một nhận định của tờ The New York Times. Phóng to The circle là câu chuyện về thân phận người phụ nữ chịu nhiều áp bức trong xã hội Iran - Ảnh: Yahoo!MoviesTTCT - Các cuộc biểu tình rầm rộ chống chính phủ ở Iran không phải là một hiện tượng bộc phát mà bắt nguồn từ những xung đột xã hội nhiều năm qua và đã được điện ảnh Iran dự báo kể từ đầu thập niên 1990, theo một nhận định của tờ The New York Times. Sau thời kỳ tê liệt do cuộc Cách mạng Hồi giáo và cuộc chiến với Iraq, nền điện ảnh Iran bắt đầu tái sinh kể từ đầu thập niên 1990. Hai đạo diễn Abbas Kiarostami và Mohsen Makhamalbaf trở nên nổi tiếng với những bộ phim đầy chất thơ về cuộc sống tại Iran. Đạo diễn Kiarostami để lại dấu ấn với chùm ba phim về thị trấn Koker trước và sau một trận động đất khủng khiếp - Where is the friend’s home? (Nhà của người bạn ở đâu? -1987), Life and nothing more (Cuộc sống và không còn gì khác - 1991), Through the olive trees (Qua những cây ôliu - 1994). Chúng cùng lúc là những tư duy đầy tính triết học về ký ức, trải nghiệm và bản chất của điện ảnh, vừa mang tính khám phá xã hội theo trường phái tân hiện thực. Điềm báo của những đòi hỏi cải tổ Các tác phẩm của đạo diễn Makhamalbaf động đến một số vấn đề cực kỳ gai góc trong đời sống Iran. Tác phẩm A moment of innocence (Khoảnh khắc thơ ngây - 1996) của ông là một bộ phim tâm lý về phong trào phiến quân và sự hòa giải, khám phá những hậu quả của một sự kiện bạo lực xảy ra trong thời ông còn thanh niên. Chẳng phải ngẫu nhiên mà hiện tại ông Makhamalbaf là một trong những người phát ngôn chính của thủ lĩnh phe đối lập Mir Hossein Mousavi. Hệ thống kiểm duyệt nghiêm khắc tại Iran đã hạn chế đáng kể số lượng chủ đề mà các nhà làm phim được phép khai thác. Các vấn đề chính trị và cuộc sống của nữ giới được đề cập một cách gián tiếp. Do mối quan hệ nam nữ bị cấm kỵ, hàng loạt bộ phim hướng đến chủ đề trẻ em với các cảnh quay gợi nên thật rõ ràng cuộc sống đô thị. Bản thân sự thăng hoa của điện ảnh Iran trong thập niên 1990 là bằng chứng cho thấy một sự tan băng về văn hóa và chính trị, là điềm báo trước cho những đòi hỏi cải tổ hiện tại. Với tư cách là bộ trưởng văn hóa từ năm 1989-1992, ông Mohammed Khatami đã khuyến khích việc mở rộng sản xuất phim. Và chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1997 đến một tuần sau khi đạo diễn Kiarostami đoạt giải Cành cọ vàng tại LHP Cannes với tác phẩm Taste of cherry (Mùi vị anh đào). Hai chiến thắng đó biểu hiện khả năng về một Iran quốc tế hóa và tương đối tự do, hoặc ít nhất phần nào chứng tỏ sức mạnh của các lực lượng hướng ngoại và hòa giải trong xã hội Iran. Va đập chan chát Kể từ thời kỳ đó đến cuộc bầu cử mới đây đem lại thắng lợi cho Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad, điện ảnh Iran vẫn tiếp tục đơm hoa kết trái. Các nhà làm phim thế hệ mới như Jafar Panahi, truyền nhân của đạo diễn Kiarostami, và con gái của đạo diễn Makhamalbaf là Samira trở nên nổi tiếng với các tác phẩm phê phán các điều kiện xã hội một cách trực tiếp và mạnh mẽ hơn các bậc tiền bối. Sự tập trung chuyển từ nông thôn sang thành thị, từ trẻ em sang phụ nữ, người nghèo... với tư tưởng thực tế mang tính chất không khoan nhượng. Không dễ gì tổng kết một nền điện ảnh quốc gia và phim luôn là cánh cửa sổ không hoàn hảo phản ánh thế giới. Tuy nhiên, những bộ phim như The apple (Trái táo - 1998) của Samira Makhamalbaf, chùm phim The circle (Vòng xoay - 2000), Crimson gold (Vàng đỏ - 2003) và Offside (Việt vị - 2006) của đạo diễn Panahi, đến các tác phẩm của Maijid Majidi và Bahman Ghobadi... đều chứa những hình ảnh và câu chuyện mang lại độ sâu và nhiều ý nghĩa hơn cho các đoạn video, tin nhắn trên Internet về cuộc biểu tình chống chính phủ mới đây. Ở đó khán giả thấy sự chia rẽ về đẳng cấp, tình trạng bất bình đẳng của phụ nữ và cách họ chống lại sự đàn áp ấy, và trên tất cả là khao khát được tranh cãi. Ví dụ như The apple kể chuyện hai chị em gái bị cha mẹ giam hãm suốt 11 năm, hay Offside là câu chuyện về các cô gái muốn xem bóng đá nhưng bị luật pháp cấm vì họ là phụ nữ. Một bộ phim Iran điển hình chẳng khác gì một cuộc cãi cọ trong gia đình: những ý kiến và lợi ích trái chiều va đập nhau chan chát, vừa bùng nổ vừa nhã nhặn, vừa bạo lực vừa đầy tình hữu nghị và dường như chẳng bao giờ chấm dứt. Với những nội dung đó, điện ảnh Iran những năm gần đây không khác gì điềm báo cho những cuộc biểu tình rầm rộ đang diễn ra ở thủ đô Tehran.
Cuộc 'lột xác' ngoạn mục bờ Thủ Thiêm sông Sài Gòn chỉ sau một năm LÊ PHAN 26/01/2025 Chỉ hơn một năm trước, đôi bờ sông Sài Gòn qua trung tâm TP.HCM vẫn còn bên hiện đại, bên bờ lau lách mà giờ đây hoa đã nở, đèn rực sáng, nhạc đã hòa ca đón xuân về.
Elon Musk sẽ phá vỡ quy tắc vàng khi mua Liverpool thay vì Manchester United QUỐC THẮNG 26/01/2025 Tỷ phú công nghệ Elon Musk sẽ phá vỡ nguyên tắc vàng nếu ông quyết định mua CLB Liverpool thay vì Manchester United.
VietinBank rao bán những khoản nợ xấu 'lạ lùng' BÌNH KHÁNH 26/01/2025 Cuối năm, VietinBank bỗng rao bán nhiều khoản nợ “lạ”. Một khách hàng của VietinBank vay tiêu dùng với giá trị ghi nợ gồm cả gốc, lãi, lãi phạt hơn 260.000 đồng nhưng không thanh toán, để trở thành nợ xấu.
Vụ nam thanh niên hít xà đơn trên metro số 1: Công ty Đường sắt đô thị đề nghị công an vào cuộc CHÂU TUẤN 26/01/2025 Những ngày qua mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nam thanh niên hít xà đơn phản cảm trên chuyến tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ngày 26-1, công ty vận hành đề nghị công an vào cuộc.