Tại một đất nước có hơn 1 tỉ dân như Trung Quốc, rất nhiều thuật ngữ đã được ra đời nhằm định nghĩa lại thế hệ trẻ, những người là tương lai của đất nước này. Như "neijuan", một thuật ngữ ra đời từ mạng xã hội, dù không phổ biến ở đời thực nhưng đa phần người trẻ đều biết khi hoạt động mạng xã hội với tần suất cao hơn ở các độ tuổi khác.
Từ này bắt nguồn từ một số ảnh chụp sinh viên trường Đại học Thanh Hoa vừa đạp xe vừa sử dụng laptop vào năm 2020. Tại Trung Quốc, ngôi trường này rất danh giá khi qui tụ những sinh viên ưu tú bậc nhất của đất nước.
Sau đó, nam sinh này được phong danh hiệu "Ông vua neijuan của Thanh Hoa", và trở nên dần thịnh hành ở tầng lớp trẻ nước này. "Neijuan" cũng được định nghĩa là một từ ghép lại bởi chữ "nội" (bên trong) và chữ "quyển" (cuộn tròn, xoắn ốc). Thế nên, từ này được hiểu nôm na là "thứ gì đó tự cuộn tròn vào chính nó".
Giáo sư Biao Xiang, thuộc Đại học Oxford (Anh) đưa ra nhận định: "Có một bộ phận giới trẻ cảm thấy rằng, nếu họ không nỗ lực, chắc chắn sẽ bị xã hội cho... ra rìa. Tuy nhiên, càng cố gắng bao nhiêu, họ lại càng không thấy những tín hiệu đột phá cho mình".
Nhiều người cũng cho biết, thế hệ của bố mẹ họ có thách thức lẫn cơ hội đan xen. Nhưng tỉ lệ thành công ở họ cao hơn so với hiện tại, khi sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt ở mọi lĩnh vực.
Theo đó, nghĩa bóng của từ "neijuan" cũng dễ dàng được xác nhận rằng đó là một quá trình mà con người bị mắc kẹt vào vòng lặp. Họ biết chắc chắn bản thân sẽ bị kẹt lại trong một cuộc cạnh tranh vô nghĩa.
Điều này càng xoáy sâu hơn nữa sự chênh lệch giàu nghèo của người Trung Quốc, khi đất nước này có quá nhiều tỉ phú nhưng cũng chẳng ít người có thu nhập hàng tháng ở mức 1.000 NDT (khoảng 150USD), theo BBC.
Cựu tổng biên tập tạp chí Harper's Bazaar Trung Quốc, Su Mang từng phải lên tiếng xin lỗi vì phát ngôn cho rằng "neijuan là những người có lý tưởng nhưng lười biếng trong hành động".
Sau "neijuan", một khái niệm nữa xuất hiện, có tên "tangping", nghĩa là "nằm thẳng". Từ này bắt nguồn từ một bài đăng trên diễn đàn trực tuyến Tieba. Tác giả bài viết đã kể lại rằng, bản thân đã "chẳng cảm thấy có vấn đề gì dù không làm việc suốt 2 năm qua".
Điều này mâu thuẫn với định nghĩa về một thanh niên thành công ở Trung Quốc, khi xã hội nước này đã vào guồng công nghiệp hóa, nên mọi người đều ra sức làm việc.
Anh viết rằng: "Chỉ khi nằm thẳng, một con người mới có thể đo được vạn vật". Cũng từ câu nói này, khái niệm "nằm thẳng" (hay còn gọi là tangping) đã ra đời, nhằm nhắc đến việc xả hơi thoải mái sau những thành tựu đạt được.
Tuy nhiên, những khái niệm này đang ngày càng khiến thế hệ trẻ xung đột, mâu thuẫn với chính bản thân mình.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận