Virus cúm là một loại tắc kè hoa, liên tục thay đổi các phân tử protein trên bề mặt bên ngoài của nó, điều này khiến các nhà nghiên cứu gấp rút tìm cách cải tiến công nghệ vaccine hiện tại của chúng ta.
Thực vật, có thể được dùng để tạo ra các protein chọn lọc, có thể là một giải pháp thay thế, giúp nâng cao năng lực sản xuất vaccine cúm theo mùa của chúng ta. Kỹ thuật này cũng có thể giúp khắc phục các biến chứng gặp phải trong cách sản xuất vaccine cúm hiện tại, mà đôi khi làm cho vaccine kém hiệu quả hơn. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một họ hàng của cây thuốc lá ở Úc, Nicotiana benthamiana, để tạo ra lớp vỏ bên ngoài của virus cúm. Các hạt giống virus này sau đó được chiết xuất và tinh chế trong những điều kiện nghiêm ngặt, để chế tạo vaccine cúm. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm vaccine có nguồn gốc từ thực vật của họ trong 2 thử nghiệm lâm sàng, và hiện tại chưa có mối lo ngại lớn nào về an toàn được báo cáo.
Thử nghiệm đầu tiên kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của vaccine nói trên có sự tham gia của hơn 10.100 người châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, từ 18 đến 64 tuổi, và được thiết kế để chứng minh rằng vaccine có thể ngăn ngừa cúm ở 70% số người trong thử nghiệm.
Kết quả cuối cùng cho thấy, mặc dù không đạt được tiêu chuẩn cao trong thử nghiệm, nhưng vaccine này đã bảo vệ được khoảng một phần ba số người tham gia thử nghiệm, khỏi các chủng cúm lưu hành trong mùa đông 2017-2018 ở Bắc bán cầu.
Các nhà nghiên cứu kết luận, vaccine có nguồn gốc thực vật của họ đã cung cấp mức độ bảo vệ tương tự như vaccine thương mại được sử dụng trong mùa cúm đặc biệt kéo dài trên, và đây là một kết quả công bằng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận