Trong dân gian, có một loại rau quý được cho rằng "dù đắt đến mấy cũng nên mua về ăn", đó chính là rau càng cua. Vào thời điểm khan hiếm, có nhiều người sẵn sàng bỏ một số tiền lớn gấp 2, gấp 3 lần so với giá trị bình thường của bó rau càng cua về để sử dụng.
Hiện nay ở trên các trang mạng điện tử thì một bó rau càng cua được bán với giá khá đắt. Vậy tại sao loại rau này lại được nhiều người ưa chuộng đến như vậy?
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), ở một vài nước trên thế giới, rau càng cua là thực phẩm rất được ưa chuộng. Ở các nước phương Tây, lá rau được nghiền nát để làm thuốc đắp lên da, trị các bệnh như sốt rét, đau đầu, đau bụng.
Còn ở Trung Quốc, người ta dùng cây rau này để làm thuốc chữa bệnh đau nhức khớp, trị phỏng do lửa hoặc nước sôi, trị rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau…
Ở Việt Nam, rau càng cua được coi là một loại rau quen thuộc. Người dân thường dùng rau này để chế biến thành các món luộc, xào với tỏi hoặc thậm chí là ăn sống vì chúng rất bổ và có tính giải nhiệt. Trong Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện.
Dưới đây là 7 bài thuốc được điều chế từ rau càng cua mà bạn có thể tham khảo.
1. Điều trị bệnh sốt rét, đau đầu, đau bụng
Cách làm: Đem một lượng rau càng cua vừa đủ đi rửa sạch rồi phơi khô. Lấy một phần mang đi sắc thuốc, phần còn lại thì mang đi giã để đắp vào khu vực bị đau thì sẽ giúp điều trị bệnh.
2. Trị bệnh thiếu máu
Nguyên liệu: 100g càng cua, 100g thịt bò.
Cách làm: Rửa sạch rau càng cua rồi trộn đều với giấm. Lấy phần thịt bò, cho thêm ít gia vị vào chảo rồi xào cùng với rau. Món này được gọi là “gỏi thịt bò trộn rau càng cua”, ăn kèm với cơm sẽ rất ngon miệng.
Bạn nên ăn khoảng 3 bữa/tuần thì sẽ thấy công dụng chữa bệnh hiệu quả.
3. Điều trị bệnh tiểu buốt, tiểu khó
Nguyên liệu: 150 – 200g rau càng cua
Cách làm: Mang phần rau càng cua đi rửa sạch. Nấu chung phần rau này với 330ml nước, đợi đến khi nước sôi thì tắt bếp. Chia phần nước nguội thành 2 lần uống trong 1 ngày. Uống liền trong 5 ngày thì bệnh tình sẽ thuyên giảm. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn ăn rau càng cua sống cũng sẽ có công dụng chữa bệnh tương tự.
4. Chữa bệnh tiểu đường
Nguyên liệu: 500g rau càng cua, tỏi
Cách làm: Rửa rau càng cua sơ qua với nước sạch, đem phần rau này ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Vớt rau ra, đợi đến khi rau ráo hết nước thì cho vào xào chung với tỏi.
Trong quá trình xào rau càng cua với tỏi thì bạn nhớ đảo nhanh và đều tay. Đồng thời cho lượng gia vị vừa đủ theo sở thích của mình. Xào món rau này trong khoảng vài phút là bạn có thể tắt bếp. Sau khi đợi phần rau nguội là có thể ăn được ngay.
5. Hỗ trợ bệnh đái tháo đường
Nguyên liệu: 100g rau càng cua, 100g thịt ếch
Cách làm: Rửa sạch phần thịt ếch và đem lột da bỏ đầu. Sau đó bạn lấy phần rau càng cua đã rửa sạch đem trộn với nước giấm hoặc nước chanh tươi. Cho thịt ếch tẩm bột chiên vàng vào nấu cùng rau, đợi đến khi món ăn đã chín thì có thể lấy ra mang đi dùng.
Với phần nguyên liệu này bạn có thể ăn được từ 2-3 bữa tùy vào lượng ăn của từng người.
6. Trị bệnh da khô sần, mụn nhọt, lở ngứa
Chuẩn bị: 150g rau càng cua
Cách làm: Đối với những người có làn da khô sần, đem phần rau càng cua đi giã nát hoặc xoay nhuyễn lọc lấy nước uống thì sẽ chữa bệnh hiệu quả. Còn với người bệnh mụn nhọt lở ngứa thì có thể ăn sống hoặc uống nước rau càng cua xay sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm.
7. Làm giảm chứng viêm họng
Nguyên liệu: 300g rau càng cua, muối.
Cách làm: Rau càng cua rửa thật sạch, ngâm với nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo nước.
Xay nhuyễn phần rau càng cua này để lấy nước cốt. Đổ phần nước cốt ra một cốc riêng, nếu bạn muốn thì có thể cho thêm một chút muối để tạo vị. Uống nước rau càng cua 3 lần/ngày.
Ngoài ra, trong rau càng cua chứa nhiều vitamin C, kali và có tính nhuận tràng nên được coi là có công dụng làm mát, chữa bệnh táo bón, giúp đại tiện dễ dàng, tăng cường sức đề kháng và làm tim bớt hồi hộp.
Những lưu ý khi dùng rau càng cua
Theo lương y Sáng, rau càng cua ngon, giòn, bổ mát, chứa nhiều vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy đây là loại rau bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn nhiều rau càng cua. Cụ thể:
- Vì trong rau càng cua có chứa hàm lượng canxi khá cao nên không phù hợp cho những người bị bệnh sỏi thận
- Trong Đông y, rau càng cua có tính hàn, do vậy người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận